您的当前位置:首页 >Cúp C2 >Bài giải Nhất cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 46 được chia sẻ_thi đấu bóng đá giải ngoại hạng anh 正文

Bài giải Nhất cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 46 được chia sẻ_thi đấu bóng đá giải ngoại hạng anh

时间:2025-01-24 02:35:14 来源:网络整理编辑:Cúp C2

核心提示

Tin thể thao 24H Bài giải Nhất cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 46 được chia sẻ_thi đấu bóng đá giải ngoại hạng anh

Bằng sự hiểu biết sâu sắc về tình hình người tị nạn trên thế giới,àigiảiNhấtcuộcthiViếtthưquốctếUPUlầnthứđượcchiasẻthi đấu bóng đá giải ngoại hạng anh với lý luận sắc bén, thuyết phục, em Nguyễn Đỗ Huyền Vi, học sinh lớp 8/9 trường THCS Tây Sơn, Đà Nẵng vừa được trao giải Nhất cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 46 năm 2017.

Nếu như trước khi nộp bài dự thi năm nay, những bức thư mẫu được các em học sinh và phụ huynh săn tìm trên mạng thì bây giờ bức thư đạt giải Nhất của em Nguyễn Đỗ Huyền Vi chắc hẳn cũng sẽ được chia sẻ rộng rãi để cùng tham khảo. Dưới đây là toàn bộ bức thư đạt giải Nhất năm nay.

buc_thu_dat_giai_nhat.jpg

Bài giải Nhất cuộc thi viết thư UPU lần thứ 46

Ngày 1 tháng 1 năm 2017.

Kính gửi ông Antonio Guterres!

Hôm nay, ông chính thức trở thành Tổng Thư kí thứ 9 của Liên hợp quốc. Cháu gửi đến ông lời chúc mừng sâu sắc nhất và chúc ông giải quyết được nhiều vấn đề nan giải cho thế giới trong nhiệm kỳ của mình.

Tuy mới là học sinh lớp 8 nhưng cháu rất quan tâm đến những vấn đề chính trị của đất nước và thế giới. Ông Ban Ki-moon nói rằng ông chính là “sự lựa chọn tốt thế giới, cho Liên hợp quốc”. Cháu vô cùng ngưỡng mộ ông!

Thưa ông! Ông nhậm chức trong bối cảnh thế giới nhiều biến động:Xung đột đẫm máu, khủng bố hoành hành, biến đổi khí hậu, sự thay đổi vai trò của Mỹ trên thế giới dưới thời Donald Trump... nên cháu rất ủng hộ khi ông tuyên bố: “Đã tới lúc cần phải đấu tranh vì hòa bình”.

Trước đó, trên cương vị người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), ông được mệnh danh là “người bảo trợ không mệt mỏi cho người tị nạn”. Cháu biết nỗ lực của ông rất lớn, nhưng đây là bài toán quá khó của toàn cầu. Tại sao bà Merkel, Thủ tướng Đức mở cửa biên giới đón người tị nạn, lại bị lên án vì tạo ra những thách thức an ninh; hay ông Obama nhận 10.000 người tị nạn, cũng bị chỉ trích vì kẻ khủng bố sẽ trà trộn vào? Trái lại, ngôi làng giàu nhất châu Âu – làng Oberwil Lieli (Thụy Sĩ) chấp nhận nộp phạt 300.000 USD thay vì nhận 10 người tị nạn Syria, cũng bị cáo buộc phân biệt chủng tộc; hay ông Donald Trump ban lệnh cấm nhập cư với người tị nạn Syria và 6 nước khác, lại cũng bị phản đối gay gắt? Mỗi người đều có lí riêng, nhưng chẳng lẽ hễ ai không có  nhà đều mất quyền được chở che? Chẳng lẽ mầm sống sắp héo khô lại không cần những giọt nước mát? Cháu không nghĩ ông hay bất cứ ai có lương tri trên Trái đất lại ngồi yên chấp nhận điều đó! Nhưng cháu cũng nghĩ dù ông và Liên hợp quốc có nỗ lực chừng nào cũng không thể giải quyết bài toán tị nạn theo hướng cũ từ trước đến nay.

Bởi vậy, cháu xin được làm cố vấn cho ông, đưa ra một ý tưởng vừa giải quyết bài toán tị nạn, vừa rất nhân văn. Xin ông dành ít phút lắng nghe cháu ông nhé!