Ngày 6/2,ờikhẩncầucủangườiViệttạiThổNhĩKỳkhicómùikhóchịunơiđộngđấkèo chuẩn nhà cái như bao buổi sáng đầu tuần ở Istanbul, tôi dậy sớm pha cà phê, rồi bật tivi nghe điểm tin. Khi thấy dòng tít trên truyền hình “Động đất 7,8 độ Richter tại thành phố Gaziantep” cùng hình ảnh các tòa nhà bị đổ sụp, một cảm giác sởn gai ốc và bàng hoàng choán lấy tôi. Tôi vội rời khỏi nhà, tay không rời chiếc điện thoại để cập nhật dòng sự kiện trên các mạng xã hội. Ngày càng có nhiều hình ảnh và video về thảm họa cùng lời kêu gọi hỗ trợ của các tổ chức. Thông tin về ảnh hưởng của động đất lan ra 9 thành phố lân cận khiến tôi tự hỏi liệu đây có phải là thảm họa động đất lớn nhất từ trước tới nay hay không. Khoảng 11h sáng, tôi nhận được điện thoại từ Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ (ĐSQ) yêu cầu đưa lên trang cộng đồng tin tức về động đất để xem có ai bị ảnh hưởng hay không, từ đó thu thập thông tin về sự an toàn của mọi người, báo cáo ĐSQ hoặc cho số hotline để mọi người có thể trực tiếp liên lạc. Ngay sau đó, tôi bắt đầu chạy thông tin trên trang Cộng đồng người Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đến 13h ngày 6/2, truyền thông tiếp tục đưa tin về cơn địa chấn thứ hai mạnh 7,5 độ Richter tại thành phố đông nam Kahramanmaras, với video quay cảnh một phóng viên đang làm phóng sự về công tác cứu hộ đã trực tiếp chứng kiến động đất xảy ra. Đến tối cùng ngày, các dữ liệu tạm thời ghi nhận hơn 4.000 người thiệt mạng và gần 15.000 người bị thương. Tuy nhiên, căn cứ toàn cảnh về động đất ở 10 thành phố đông nam, giới chuyên gia đánh giá số thương vong sẽ còn tăng. Sống ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2009, tôi từng trải qua nhiều cơn địa chấn. Trong 3 năm qua, tôi đã chứng kiến trận động đất mạnh 6,8 độ Richter ở thành phố Elazig khiến 44 người thiệt mạng hồi tháng 1/2020 và trận động đất mạnh 6,9 độ Richter xảy ra ngoài khơi biển Aegean, khiến 117 người thiệt mạng và nhiều tòa nhà bị san phẳng. Song, khi nhìn bán kính ảnh hưởng 500km của trận động đất mới, tôi hiểu thảm họa khủng khiếp như thế nào. Đêm đó, tôi trằn trọc không ngủ được và nằm suy nghĩ cách giúp các nạn nhân động đất. Nghĩ đến việc Việt Nam hay tổ chức các chương trình hỗ trợ đồng bào lũ lụt miền Trung, tôi tính tại sao mình không làm một đợt ủng hộ cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ trong vùng thảm họa. Ngay hôm sau, 7/2, tôi đăng thông tin lên trang cộng đồng để kêu gọi mọi người tham gia ủng hộ cho nạn nhân động đất. Lập tức, hơn 10 anh chị em gọi điện tới đề nghị tham gia và cùng tôi đi đến các xưởng để quyên góp đồ ủng hộ hoặc mua đồ dùng thiết yếu để ủng hộ. Đến cuối ngày, chúng tôi gom được 4 thùng quần áo với hơn 700 bộ, chủ yếu là quần áo mùa đông của trẻ con và một ít áo phông dài tay cho nam giới, rồi giao cho Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD). Khi trao 4 thùng hàng, tôi nói với các nhân viên AFAD rằng: “Người Việt chúng tôi có truyền thống tương thân, tương ái. Hơn nữa, tôi coi Thổ Nhĩ Kỳ là quê hương thứ hai của mình vì vợ tôi cũng là người Thổ Nhĩ Kỳ”. Họ vô cùng cảm động, ôm tôi và muốn chụp ảnh cùng nhóm. Họ đồng thời cảm ơn tấm lòng của cộng đồng người Việt. Sau khi anh Bùi Xuân Mai đăng ảnh chụp chúng tôi giao đồ ủng hộ cho AFAD lên trang cộng đồng, tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại hơn từ những người Việt đang ở châu Âu và cả ở Việt Nam bày tỏ mong muốn ủng hộ cho các nạn nhân. Đặc biệt, tôi nhận lời đề nghị trực tiếp từ 2 công ty của người Việt tại Istanbul muốn phối hợp quyên góp 50 thùng thực phẩm và nhu yếu phẩm sẵn có. Tôi thực sự rất cảm động và lên kế hoạch thực hiện ngay với 2 công ty này. Trong lúc đi thu gom đồ ủng hộ, bầu không khí ảm đạm bao trùm cả nước, giữa thời tiết rét buốt mùa đông khiến tôi đôi lúc nghẹn ngào. Không ai có tâm trí làm việc hay bất cứ hoạt động gì khác, ngoài việc chăm chú theo dõi tin tức trên truyền hình, nín thở theo dõi các nỗ lực giải cứu những người bị mắc kẹt. Ngay cả khi lên tàu điện ngầm, tôi cũng cảm thấy sự im lặng đến ớn lạnh. Không ai trò chuyện với ai, khác xa ngày thường. Ngay trong chiều 8/2, chúng tôi kết thúc công tác chuẩn bị cho 50 thùng thực phẩm và 4 thùng quần áo, rồi vận chuyển đến địa điểm nhận ủng hộ của chính quyền quận Bakırköy, thành phố Istanbul. Tại đây, hàng trăm tình nguyện viên Thổ Nhĩ Kỳ thuộc các lứa tuổi đang tất bật tiếp nhận các thùng hàng quyên góp, sắp xếp và phân loại chúng. Trong lúc chúng tôi bốc dỡ đồ, rất nhiều ánh mắt của họ hướng về phía các thùng hàng dán các lá cờ Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ cạnh nhau. Nhiều người tới bắt tay chúng tôi. Một phụ nữ trung tuổi hỏi tôi xuất xứ của các thùng hàng. Tôi đáp: “Từ người dân Việt Nam, cô ơi”. Người phụ nữ tỏ ý cảm ơn và lấy điện thoại ra chụp ảnh. Sau khi thực hiện xong đợt ủng hộ, chúng tôi quay trở về công việc. Nhưng vẫn còn rất nhiều người Việt từ trong nước liên hệ đến trang cộng đồng và trang web của ĐSQ hỏi về cách ủng hộ. Rất may, hiện Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Hà Nội đã ra thông báo cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ sống tại Việt Nam về cách thức ủng hộ và người Việt cũng có thể tham gia theo sự hướng dẫn của họ. Đến ngày 10/2, theo công bố của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, đã có 19.388 nạn nhân động đất thiệt mạng và 77.711 người bị thương. Có thể vẫn còn nhiều người bị vùi lấp trong đống đổ nát của những tòa nhà đổ sập, chờ được giải cứu. Tôi đặc biệt chú ý đến câu chuyện về các cuộc giải cứu thần kỳ, như việc tìm thấy một em bé 10 ngày tuổi còn sống sót sau hơn 90 giờ bị mắc kẹt. Hôm nay, trên đường lái xe về nhà, tôi nghe đài phát thanh thông báo ở nơi xảy ra động đất "bắt đầu xuất hiện mùi khó chịu, vì thế công tác cứu hộ cần được đẩy nhanh hơn nữa”. Tim tôi chợt thắt lại vì hiểu “mùi khó chịu” đó là gì. Cầu chúc cho Thổ Nhĩ Kỳ và tất cả người dân vượt qua thảm họa này càng sớm càng tốt. Dương Nam Phương Istanbul ngày 10/2/2023Hành động ý nghĩa của người Việt tại ‘tâm chấn’ Thổ Nhĩ Kỳ
Cộng đồng người Việt tại Thổ Nhĩ Kỳ đã nêu cao tinh thần nhân đạo, phát động các đợt quyên góp giúp đỡ người dân sở tại vượt qua những khó khăn do trận động đất kinh hoàng ngày 6/2 gây ra.