Cựu hiệu trưởng trường tiểu học Tô Hiến Thành viết tiểu thuyết về học trò_kết quả serie b brazil
作者:Cúp C2 来源:World Cup 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-16 02:21:57 评论数:
Một năm trước,ựuhiệutrưởngtrườngtiểuhọcTôHiếnThànhviếttiểuthuyếtvềhọctròkết quả serie b brazil khi còn là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Hà Nội), thầy Đào Quốc Vịnh đã gây xôn xao dư luận về bức thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, trong đó nêu vấn đề sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, tập 1 bộ Kết nối tri thức và cuộc sống không dạy âm p(âm pờ), chữ pghép với các nguyên âm đứng đằng sau nó.
Năm nay, lặng lẽ hơn, ông hoàn thành cuốn tiểu thuyết Những đôi mắt khoảng trời- một sáng tác về tuổi học trò cách đây hơn nửa thế kỷ. Vị cựu hiệu trưởng này đã có cuộc trò chuyện với VietNamNetvề cuốn tiểu thuyết cũng như nghề giáo ngày nay.
Ông chia sẻ:"Tôi chọn đề tài viết về lứa tuổi học trò ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay như một sự tri ân đấng sinh thành và làng quê nghèo. Tôi cũng muốn thế hệ các em học sinh hôm nay hiểu được phần nào về thời thơ ấu của thế hệ ngày trước".
Nhà văn Đào Quốc Vịnh cho biết đã ấp ủ về cuốn tiểu thuyết này từ lâu, tính từ khi bắt đầu viết đến khi xong bản thảo mất chừng hai tháng.
"Tôi lặng lẽ viết từ ngày đầu đến khi xong tập bản thảo, gần như không chia sẻ với ai. Thật xúc động khi những người đầu tiên đọc cuốn tiểu thuyết này là vợ, rồi đến con trai là nhà văn Đào Quốc Minh, đều đã khóc. Họ nói rằng thương tuổi thơ tôi".
Trẻ con thời nào cũng hồn nhiên, nhưng nay khác lắm
TrongNhững đôi mắt khoảng trời, nhân vật chính - cậu bé Khang ở những năm 50, 60 của thế kỷ trước, giỏi Văn, tính cách độc lập, kiên quyết làm những gì mình thích, là niềm tự hào của gia đình.
Tuy nhiên, Khang là đứa trẻ tinh nghịch, cùng bạn bè làm nhiều trò vớ vẩn và dại dột: đánh nhau với đám con trai làng khác đến toác đầu, ném đất vào nhà hàng xóm vì bà hay chửi người khác… Có lúc, cậu còn trả đũa bằng cách quẹt cứt gà vào mũi bạn hay cả gan bẫy thầy giáo, làm thầy hứng trọn một chậu tro to tướng. Khang từng trộm tiền của cha để lần đầu uống bia…
Ông có sử dụng nguyên mẫu nào cho nhân vật chính không? Điều ông thấy khó khăn, hay thuận lợi nhất khi xây dựng nhân vật Khang là gì?
Nhân vật nguyên mẫu chính là tôi với những thăng trầm của tuổi thơ. Vì thế, điều thuận lợi nhất khi tôi viết cuốn tiểu thuyết này chính là viết về một phần tuổi thơ của mình. Viết như chép ra từ ký ức, từ những gì đã ngự trị và ẩn chứa trong lòng.
Tuy nhiên, thuận lợi ấy lại cũng chính là khó khăn lớn nhất. Bởi nếu bám sát hiện thực tuổi thơ mình một cách máy móc, trần trụi sẽ dễ sa đà vào liệt kê những sự kiện, có thể tác phẩm sẽ không còn là tiểu thuyết mà là một thể loại văn học khác.
Vì thế vẫn cần đến các thủ pháp nghệ thuật để mỗi sự kiện, ngoài cái riêng, phải có được tính khái quát. Để thông qua tác phẩm này, bạn đọc có thể thấy được điều gì đó rất chung, đặc thù ở thời kỳ chúng tôi đã sống trong những năm tháng ấu thơ.
Khang và những cô bé, cậu bé học sinh ngày nay có những điểm giống nhau nào, theo ông, đâu là sự khác biệt lớn nhất giữa học trò các thế hệ?
Trẻ con thời nào cũng hồn nhiên. Nhưng trẻ con thời Khang khác thời nay nhiều lắm.
Thời đó, ngoài học trên lớp, Khang và các bạn không bị áp lực thi thố, của cha mẹ bắt đi học thêm để đứng thứ nhất thứ nhì trong lớp. Đó là thời kỳ đất nước còn rất khó khăn nên ngoài giờ học, trẻ con phải mót lúa, mót khoai, chăn trâu, nuôi vịt, nuôi ngan để phụ giúp cho cha mẹ lấy tiền mua sách vở, quần áo.
Nhưng tuổi thơ Khang được chơi bằng những trò chơi nơi thôn dã. Cha mẹ bận việc đồng áng, ít thời gian chăm bẵm nên cậu bé nghịch dại nhiều lần.
Còn tuổi thơ của trẻ em bây giờ khác xa, ngay cả ở nông thôn cũng đã có những điều kiện nhất định để phát triển về mọi mặt. Các em không còn phải bêu đầu ra nắng, đội mưa đi đuổi vịt.
Nhưng tuổi thơ thời nào cũng đầy ắp khát vọng và đam mê khám phá. Chính vì khát vọng và đam mê khám phá các em mới trưởng thành.
Tuy nhiên, tôi không có ý định so sánh tuổi thơ thế hệ mình với tuổi thơ của các em bây giờ. Qua những câu chuyện trong cuốn sách, tôi chỉ muốn để các bạn trẻ ngày nay hiểu được phần nào tuổi thơ của những người đi trước. Hiểu để cố gắng chăm ngoan, học giỏi, phấn đấu trở thành những công dân tốt có ích cho đất nước, cho xã hội.
Chiếc thước gỗ lim phải được thay thế bằng tình yêu thương
Những năm gần đây, không ít giáo viên cho rằng các biện pháp kỷ luật học sinh mà họ được áp dụng thường ít hiệu quả. Giáo viên đánh học sinh bị dán nhãn là bạo hành, đuổi ra khỏi lớp bị coi là phản giáo dục... không còn thứ “vũ khí” nào khiến học sinh thấy sợ mà học, mà ngoan. Do đó, để không mang vạ vào thân, khi gặp học sinh ngỗ nghịch, cách duy nhất họ làm là mắt nhắm mắt mở cho qua chuyện.
Ở Những đôi mắt khoảng trời, nhà văn Đào Quốc Vịnh có kể chuyện thầy giáo Năm quật chiếc thước gỗ lim vào lưng các học trò, đau đến thấu xương, để dạy dỗ.
Khi kể lại câu chuyện này, ông có chút nuối tiếc nào về một biện pháp giáo dục đã từng được áp dụng với nhiều thế hệ học trò trước đây hay không?
Quan niệm về dạy làm người ở mỗi thời mỗi khác. Ở thời kỳ ấy còn tồn tại quan niệm “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”.
Vì thế, với những học trò nghịch ngợm khi xưa, việc bị thầy giáo đánh đòn là chuyện bình thường. Khang cũng như các bạn học của cậu sẽ gai người đến hết đời vì cái quật ấy của thầy Năm, để mỗi khi định làm một việc gì thì nên nghĩ cho thấu đáo.
Còn bây giờ đã khác rồi. Các quy định của pháp luật về quyền trẻ em đã khác. Cuộc sống của chúng ta đã sang giai đoạn văn minh hơn và đang dần hội nhập vào nền văn minh toàn cầu, vì thế những quan niệm xưa cũ trong giáo dục, trong dạy người không còn phù hợp nữa.
Ở trường, các thầy cô phải ứng xử với học sinh theo các quy định của pháp luật và của ngành giáo dục. Học sinh bây giờ được coi là trung tâm. Gia đình, xã hội, nhà trường với sự hỗ trợ của sách báo, các bài học về đạo đức luân lý sẽ giúp các em hình thành nhân cách của con người mới.
Vì thế, cách hành xử của người thầy với học sinh đương nhiên phải khác xa thời Khang đi học.
Từng làm công tác quản lý nhà trường, trước những than thở về khó khăn của nghề dạy học ngày nay, ông có chia sẻ điều gì với các giáo viên?
Mục tiêu của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là phát triển toàn diện con người, nhà trường lấy học sinh làm trung tâm. Do đó, các thầy cô ngoài việc không ngừng học tập về chuyên môn, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục nước nhà đặc biệt phải biết thương yêu học sinh.
Chỉ có tình thương yêu được dành cho học sinh một cách đầy đủ nhất mới có sức cảm hóa, lan tỏa, để giáo dục các em một cách hiệu quả.
Sách là sự cứu rỗi "Thông điệp tôi muốn gửi đến bạn đọc qua cuốn tiểu thuyết này chính là: Tuổi thơ của con người là một báu vật. Nơi đó, trẻ thơ có tình yêu thương, niềm hy vọng và tự hào của cha mẹ, người thân. Nơi đó có những người bạn dấu yêu mà dù chỉ sống với họ những ngày còn thơ dại nhưng tình cảm thì sâu nặng theo ta suốt cả cuộc đời. Nơi đó có thầy cô - những người cầm tay giúp ta tập tô những nét chữ đầu tiên, rồi ta lớn lên và xa họ mãi. Nhưng trong lòng mỗi người, sau này dù thành đạt hay không, những thầy cô ấy vẫn mãi đáng kính trọng và thương yêu. Và, sách nữa. Nếu không có sách, làm sao một cậu thiếu niên như Khang có thể thành người khi đứng giữa ngã ba đường và rất dễ bị cám dỗ, sa ngã? Sách đã cứu rỗi Khang, đưa cậu bé rẽ sang một hướng khác. Bây giờ, mỗi khi con trai tôi dạy con mình, bạn ấy đều nói rằng “Con phải biết sách quý đến thế nào! Nếu không đọc sách, nhà ta làm gì có được một ông nội như thế!”. |
Xin cảm ơn ông!