Sau kỳ nghỉ hè,ànhtrangđặcbiệtcủacôgiáotừđấtliềnrađảodạyhọkeo 888 cô giáo Đặng Thị Chấn (Trường Tiểu học và THCS Ngọc Vừng) lại "tay xách nách mang" lên tàu ra đảo Ngọc Vừng tiếp tục công việc "gõ đầu trẻ". 3 năm nay, hành trang theo cô Chấn ra đảo, ngoài quần áo và đồ dùng cá nhân, thực phẩm, giáo án còn có thêm... 2 con nhỏ.
Cô Chấn cho biết, năm 2020, cô bắt đầu nhận công tác tại Trường Tiểu học và THCS Ngọc Vừng. Do nhà trên đất liền (ở huyện Vân Đồn) nhưng phải ra đảo để công tác nên cô quyết định đem theo 2 con còn nhỏ (lớp 2 và lớp 4) đi cùng để tiện chăm sóc và giảng dạy.
Cũng từ đó, 3 mẹ con cô Chấn sống tại căn phòng ở khu tập thể của trường. Sáng, nữ giáo viên chuẩn bị tư trang cho hai con đi học, còn mình lên lớp giảng dạy. Buổi chiều, cô lại tất bật nấu cơm cho cả nhà. Buổi tối, cô kèm con học và soạn giáo án.
Cảnh "một tay xay lúa, một tay bế em" khiến cô Chấn thừa nhận không hề dễ dàng.
"Cứ cuối tuần, mẹ con tôi lên tàu về đất liền để cho cháu gặp bố và thăm ông bà. Đầu tuần, chúng tôi lại khăn gói ra đảo. Do quá bận nên tôi phải chuẩn bị đồ ăn từ ở nhà để mang ra đảo. Toàn bộ thức ăn sẽ được chia đều cho 1 tuần. Khi hết thực phẩm, chúng tôi về nhà lấy. Mỗi lần đi lại mất hơn 2 tiếng với khoảng 300 nghìn đồng tiền vé tàu", cô Chấn chia sẻ.
Với khoản lương hơn 8 triệu đồng/tháng, nhiều lúc con ốm đau, cô Chấn phải nhờ sự hỗ trợ từ bố mẹ. Kỳ nghỉ hè được về nhà, cô Chấn phụ giúp gia đình bán tạp hoá để kiếm thêm thu nhập.
Nữ giáo viên cho biết thêm, năm học mới, cô nhận chủ nhiệm chính lớp con đang theo học. Vừa làm mẹ ở nhà, vừa làm cô giáo của con trên lớp, cô giáo thừa nhận "nhiều áp lực hơn".
Tương tự, cô giáo Nguyễn Thị Năm được luân chuyển công tác ra đảo Ngọc Vừng nhiều năm trước. Muốn tự mình chăm sóc con nên cô đưa 2 con (lớp 3 và bé 4 tuổi) theo ra đảo.
"Sáng thứ Bảy, chúng tôi từ đảo về nhà. Để kịp thời gian cho con lớn học tiểu học, khoảng 12h30 ngày Chủ nhật, ba mẹ con lại phải di chuyển từ đất liền ra đảo. Trung bình mỗi tuần sẽ mất khoảng 400 nghìn đồng để đi lại. Mức lương hơn 6 triệu đồng/tháng chỉ đủ chi phí đi lại, ăn uống cho 3 mẹ con. Các khoản phí sinh hoạt khác, tôi phải nhờ sự hỗ trợ của người thân”, Cô Năm tâm sự.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Ngọc Vừng - bà Phạm Thị Thanh Hảo, cho biết không ít giáo viên mang con theo ra đảo để chăm sóc. Dù vất vả nhưng họ đều đạt nhiều thành tích trong giảng dạy và "mát tay" trong việc nuôi dạy con khi các bé đều ngoan ngoãn, học tốt. Vừa qua, nhà trường đã có khu tập thể để thầy cô thuận tiện hơn trong sinh hoạt.
Cũng theo bà Hảo, thời gian rảnh như kỳ nghỉ hè, các thầy cô thường làm thêm những công việc như bắt hải sản, buôn bán hải sản hay hướng dẫn viên du lịch... để kiếm thêm thu nhập.
"Chúng tôi rất mong bộ, ngành quan tâm hơn tới chế độ của giáo viên ở những xã đảo để thu hút những giáo viên trẻ mới ra trường về công tác ở các địa điểm xa xôi này", bà Hảo cho biết.
Nghề tay trái 'hái ra tiền' của các thầy cô trên đảo Quan LạnĐể tăng thêm thu nhập, vào dịp nghỉ hè, giáo viên xã Quan Lạn (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) lại tất bật với nhiều nghề tay trái.