Căng thẳng là vấn đề phổ biến trong môi trường làm việc cạnh tranh,ữngngườicónguycơcăngthẳngmệtmỏty le bd anh nhịp sống nhanh, hiện đại. Theo MQ Mental Health, ngành nghề nào cũng có thể đối mặt stress - từ người làm chủ, nhân viên công sở, công nhân, lao động tự do đến chính khách. Học sinh, sinh viên, vận động viên, mẹ bỉm sữa, cánh tài xế, mọi thành viên trong gia đình, nhất là người lớn tuổi... cũng khó tránh những lúc căng thẳng.
Năm ngoái, bà Jacinda Ardern - nguyên Thủ tướng New Zealand - tuyên bố từ chức, một phần vì muốn dành thời gian cho gia đình, phần khác cảm thấy mình "không còn đủ năng lượng" để tiếp tục công việc "đòi hỏi trách nhiệm to lớn". Trên The Guardian, bà từng nói về tác động công việc gây ra cho sức khỏe tâm thần và tầm quan trọng của việc chăm sóc bản thân. Bà mong mọi người luôn hạnh phúc tại nơi làm việc, đồng thời nơi ấy không làm trầm trọng thêm mức độ căng thẳng.
WHO cũng công nhận căng thẳng tại nơi làm việc là "đại dịch sức khỏe toàn cầu", cứ bốn người, sẽ có một người rơi vào trạng thái stress. Tình trạng này tác động tiêu cực cả nhân viên lẫn tổ chức như: giảm năng suất, không hài lòng công việc, vắng mặt, tỷ lệ nghỉ việc cao. Căng thẳng cũng dẫn đến loạt vấn đề thể chất như huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường...
Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn liên quan tới căng thẳng, tương đương khoảng 15 triệu người. Một nghiên cứu năm 2023 cho thấy căng thẳng, kiệt sức liên quan công việc khiến nền kinh tế Anh thiệt hại 28 tỷ bảng mỗi năm, dẫn đến 23,3 triệu ngày nghỉ ốm.
Tại Nhật, nhiều trường hợp tử vong vì đau tim, đột quỵ khi làm việc nhiều giờ. "Ví dụ cực đoan này nêu bật nguy cơ căng thẳng tại nơi làm việc và tầm quan trọng của việc nhận ra vấn đề, giải quyết nó trước khi trầm trọng hơn", cây viết Juliette Burton nói trên MQ Mental Health.
Nhóm ngành stress nhất
Một nghiên cứu trên Tạp chí quốc tế về Quản lý căng thẳngchỉ ra nhân viên y tế, nhân viên xã hội, giáo viên chịu stress cao hơn hẳn nghề khác. Trong khi đó, Tạp chí tâm lý Sức khỏe nghề nghiệpkhẳng định ngành công nghệ, tài chính đặc biệt gây căng thẳng.
Nhân viên y tế: Năm 2018, Hiệp hội Y khoa Anh từng thực hiện một khảo sát, hơn 80% bác sĩ nói luôn trong trạng thái căng thẳng hoặc kiệt sức do giờ làm việc kéo dài, khối lượng công việc lớn.
Trên trang chủ, WHO cũng nhấn mạnh áp lực thời gian, thiếu kiểm soát công việc, làm việc theo ca, thiếu sự hỗ trợ và tổn thương về mặt đạo đức là yếu tố khiến đội ngũ y tế luôn căng thẳng, mệt mỏi.
相关文章:
相关推荐:
0.5119s , 7583.4296875 kb
Copyright © 2025 Powered by Những người có nguy cơ căng thẳng, mệt mỏi_ty le bd anh,PhongThuyBet