Dần hình thành nền công nghiệp an toàn thông tin nội địa
Chia sẻ tại lễ công bố và trao danh hiệu “Chìa khóa vàng” năm 2021 vừa được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức,ệtNamđãcóhệsinhtháisảnphẩmantoànthôngtinmạngđadạshandong taishan vs ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết: Bộ TT&TT đã xác định vấn đề làm chủ giải pháp, công nghệ bảo đảm an toàn thông tin mạng là yếu tố căn cơ, then chốt trong công tác bảo đảm an toàn thông tin.
Với vai trò quản lý, dẫn dắt, thời gian qua Bộ TT&TT đã cùng với VNISA hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp an toàn thông tin mạng để tập trung phát triển, làm chủ Hệ sinh thái sản phẩm, an toàn an ninh mạng Make in Vietnam.
Tính đến nay, Việt Nam đã có hệ sinh thái gồm đa dạng, đầy đủ các chủng loại sản phẩm an toàn thông tin mạng, với chất lượng tương đương sản phẩm nước ngoài. Một số sản phẩm đã được đánh giá, công nhận, trao giải thưởng ở nước ngoài.
Theo ông Nguyễn Thành Phúc, Bộ TT&TT đã xác định làm chủ giải pháp, công nghệ bảo đảm an toàn thông tin mạng là yếu tố căn cơ, then chốt trong công tác bảo đảm an toàn thông tin.
Từ kết quả công tác thẩm định, đánh giá các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng tham dự “Chìa khóa vàng” năm nay, ông Vũ Quốc Khánh, Phó Chủ tịch VNISA, Phó Chủ tịch Hội đồng bình chọn cho biết, qua số lượng vượt trội của nhiều sản phẩm mới và sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp mới trong hạng mục “Sản phẩm an toàn thông tin triển vọng xuất sắc” chúng ta thấy được tương lai phát triển tươi sáng của nền công nghiệp an toàn thông tin nội địa thời gian tới.
Đồng thời, chương trình cũng cho thấy sự đa dạng của các sản phẩm và dịch vụ an toàn thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam, với mức độ nội địa hóa và tự phát triển giải pháp khoa học kỹ thuật rất cao, hoàn toàn làm chủ công nghệ trong nhiều lĩnh vực: Từ giám sát an ninh mạng, cảnh báo sớm đến phản ứng nhanh, chống tấn công mạng;
Từ các giải pháp bảo vệ website đến các phần mềm chống mã độc; từ các sản phẩm mật mã dân sự đến các giải pháp làm việc từ xa an toàn; từ các giải pháp nền tảng phục vụ cho chuyển đổi số đến các giải pháp giao dịch điện tử an toàn; Từ các dịch vụ đánh giá và bảo vệ an toàn thông tin cho hệ thống đến các dịch vụ tư vấn an toàn thông tin...
“Thực tế, nhiều sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể thay thế sản phẩm, dịch vụ tương tự của nước ngoài”, ông Vũ Quốc Khánh nhận xét.
Giải bài toán mở rộng thị trường cho sản phẩm Make in Vietnam
Tuy nhiên, Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc cũng chỉ rõ: Số liệu doanh thu hàng quý, hàng năm của sản phẩm an toàn thông tin mạng nội địa và sản phẩm nước ngoài vẫn còn chênh lệch; doanh thu sản phẩm nội địa còn thấp so với doanh thu sản phẩm nước ngoài.
Trả lời cho câu hỏi “Đâu là lời giải cho bài toán về sự chênh lệch doanh thu giữa sản phẩm nội địa và sản phẩm của nước ngoài?”, ông Nguyễn Thành Phúc nhấn mạnh, thị trường là mở, là tuân theo quy luật cung cầu. Do vậy, sản phẩm tốt, dịch vụ tốt sẽ được người dùng lựa chọn. Một sản phẩm tốt cần: Tốt về tính năng kỹ thuật; tốt về quy trình hỗ trợ nghiệp vụ; tốt về nhận sự hỗ trợ; tốt về giải quyết được vấn đề an toàn thông tin của Việt Nam.
"Trong 4 cái cần tốt kể trên, sản phẩm Make in Viet Nam hoàn toàn có ưu thế về quy trình hỗ trợ nghiệp vụ, về nhận sự hỗ trợ cũng như việc giải quyết được các vấn đề an toàn thông tin của Việt Nam. “ Chúng ta phải tận dụng được lợi thế này để cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài”, ông Nguyễn Thành Phúc nêu quan điểm.
Các chuyên gia nhận định, Việc đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn hiện nay trở nên cấp thiết và đây là cơ hội cho các doanh nghiệp an toàn thông tin nội địa (Ảnh minh họa: Internet)
Nhìn lại hành trình gần 1 năm vừa qua, đại diện Cục An toàn thông tin đánh giá: Năm 2021 đánh dấu bước tiến quan trọng của lĩnh vực an toàn thông tin, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã làm cho động lực cần chuyển đổi số mạnh hơn bao giờ hết. Việc đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn hiện nay trở nên cấp thiết, trọng yếu hơn bao hết.
Đại diện Cục An toàn thông tin cho rằng, đây là cơ hội lớn và cũng là thách thức với các doanh nghiệp an toàn thông tin mạng Việt Nam trong việc mở rộng thị trường, đưa sản phẩm an toàn thông tin mạng Make in Vietnam đến tay người sử dụng trong nước và vươn ra quốc tế.
“Bộ TT&TT kêu gọi các doanh nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, đi trước một bước để phát triển những sản phẩm mà thế giới chưa hoàn thiện để khẳng định thương hiệu Make in Vietnam trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng. Bộ TT&TT cũng tin tưởng lĩnh vực này sớm có thể trở thành mũi nhọn trong việc khẳng định chất lượng của sản phẩm Việt Nam, của trí tuệ người Việt”, đại diện Cục An toàn thông tin nói.
Ở góc độ của VNISA, Chủ tịch Nguyễn Thành Hưng cũng nêu khuyến nghị các doanh nghiệp: Với các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin đã khẳng định trên thị trường, nên có hướng tiếp tục phát triển tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế nhằm từng bước vươn ra thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp cũng nên đầu tư phát triển các dịch vụ an toàn thông tin cơ bản, chi phí hợp lý, phù hợp số đông người dùng tại Việt Nam, phục vụ cho tiến trình chuyển đổi số.
VNISA vừa trao 46 danh hiệu “Chìa khóa vàng” năm 2021 cho 16 doanh nghiệp và tổ chức khoa học công nghệ theo 8 hạng mục bình chọn. Trong đó, tổng số sản phẩm, dịch vụ được vinh danh là 34, với 8 sản phẩm an toàn thông tin chất lượng cao xuất sắc; 15 sản phẩm an toàn thông tin triển vọng xuất sắc, 8 dịch vụ an toàn thông tin tiêu biểu, 1 giải pháp CNTT an toàn tiêu biểu cho chuyển đổi số, và 2 giải pháp giao dịch điện tử an toàn. Trong 3 năm từ 2018 đến 2020, Hiệp hội đã trao tổng cộng 89 danh hiệu cho các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin.