Vỡ tanh bành,ậncảnhsựnhamnhởcủadựánxebuýtnhanhhiệnđạinhấtthủđôgiải hạng 2 brazil bụi bặm, cũ bẩn, nhếch nhác, thậm chí hoen gỉ, là những hình ảnh mà chúng tôi ghi lại được ở một số nhà chờ xe buýt thuộc diện hiện đại nhất ở Hà Nội.
Khởi công năm 2013, với mức đầu tư hơn 55 triệu USD (tương đương hơn 1.000 tỉ đồng), hợp phần tuyến xe buýt nhanh Hanoi BRT (từ bến xe Yên Nghĩa tới bến xe Kim Mã) được kỳ vọng là bước đột phá của giao thông thủ đô; góp phần hiện đại hóa giao thông đô thị Hà Nội, giảm thiểu ùn tắc giao thông. Theo dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015. Nhưng cho đến nay, sau gần 3 năm triển khai, dự án này vẫn chưa được đưa vào sử dụng. Ông Nguyễn Hồng Đạt - Chánh Văn phòng Sở GTVT Hà Nội - cho biết, về tiến độ triển khai các hạng mục BRT, đến thời điểm hiện nay, các hạng mục xây dựng hạ tầng tuyến đang được gấp rút triển khai và dự kiến các hạng mục còn lại sẽ hoàn thành và tiến hành chạy thử vào quý III/2016, quý IV/2016 sẽ vận hành chính thức tuyến BRT. Về tiến độ thực hiện hợp phần BRT nói riêng và dự án phát triển giao thông đô thị nói chung vẫn còn chậm. Hiện đã thi công xong trạm trung chuyển bến xe Kim Mã, trạm đầu cuối bến xe Yên Nghĩa, xây xong 4/8 cầu vượt tiếp cận nhà chờ, xây dựng xong 21/21 nhà chờ, xây dựng và lắp xong khu depot trong bến xe Yên Nghĩa. Hiện còn 4 cầu đi bộ tại các nhà chờ, triển khai gói thầu mua sắm thiết bị thẻ vé, đoàn xe, tổ chức giao thông trên toàn tuyến và một số hạng mục phụ trợ khác. Trong khi “nằm chờ” các hạng mục khác của dự án xe buýt nhanh hoàn thiện, mặc dù chưa đi vào sử dụng nhưng nhiều nhà chờ, cầu vượt dành riêng cho người đi xe buýt nhanh đã bị xuống cấp, cũ hỏng. Hiện tại, hàng loạt nhà chờ xe buýt nhanh (BRT) ở Hà Nội đã hoen gỉ, bong tróc viền mái. Nhiều người dân thấy nhà chờ xe buýt bị “bỏ hoang” đã lợi dụng để phóng uế, tiểu tiện. Đặc biệt là tại khu vực trong bến xe Yên Nghĩa. Ghi nhận của PV dọc theo tuyến đường 14km dành cho xe buýt nhanh này - từ bến xe Kim Mã - bến xe Yên Nghĩa và ngược lại cho thấy, do việc không có người trông coi, bảo quản, nhiều nhà chờ xe buýt đã bắt đầu xuất hiện gỉ sét trên các thanh sắt ở khắp chân các đinh vít, ... Cửa kính mở, người ra vào tự do... …quanh chân và thành nhà chờ; bụi phủ ken đặc quanh nhà chờ …trên trần mái che nhiều chỗ đã bị bung xước, dột, thấm nước khi có mưa nhỏ. Rất nhiều những vết xước nham nhở xuất hiện trên mái nhà chờ xe buýt nhanh. Tình trạng này đã lâu ngày nhưng không được quan tâm sửa chữa. Theo người dân, những vết xước tanh bành này là do mái nhà chờ thấp, nhiều phương tiện xe tải đi đi qua đã va vào. Còn phần nền của một số nhà chờ giờ đây đã biến thành nơi tập kết của rác thải hoặc vật liệu xây dựng, một số nơi thậm chí biến thành nhà vệ sinh “bất đắc dĩ” của những người qua đường. Tình trạng này gây phản cảm, mất mỹ quan đô thị. Không những vậy, do lâu ngày không thi công, khu vực dành cho nhà chờ xe buýt nhanh biến thành nơi đỗ xe của người dân. Trao đổi với PV, TS Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT (Bộ Giao thông Vận tải), chuyên gia nghiên cứu giao thông đô thị - cho rằng, dự án với số vốn lên đến con số khoảng 1.000 tỉ đồng là chi phí quá lớn. Không chỉ gây lãng phí về tiền bạc, dự án này còn gây lãng phí về không gian. |
Theo Lao động
Khởi động dự án tuyến xe buýt nhanh số 1 TP.HCM
(责任编辑:World Cup)