PhongThuyBetPhongThuyBet

Nghề dọn mộ ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa TPHCM_bd kq nhat

Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân,ềdọnmộởnghĩatrangBìnhHưngHòbd kq nhat TP.HCM) được thành lập cách đây hơn 40 năm. Đây là nơi chôn cất hơn 69.200 ngôi mộ.

Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Bình Tân đang tiếp tục giải tỏa mặt bằng giai đoạn hai. Một phần các ngôi mộ đã được di dời đến nơi khác.

Tuy vậy, chạy dài trên con đường Tân Kỳ Tân Quý và Bình Long vẫn còn bạt ngàn những ngôi mộ nằm chen chúc nhau.

{keywords}
Hiện nay, mặc dù đã thực hiện di dời và giải tòa, nghĩa trang Bình Hưng Hòa vẫn còn nhiều ngôi mộ nằm chen chúc. Ảnh: NLĐ

Căn nhà cấp bốn của bà Trương Thị Non (57 tuổi) nằm lọt thỏm giữa nghĩa trang. Trước đây, bà làm việc ở Ủy ban phường. Năm 1990, được nhiều người tìm đến nhờ trông coi mộ giúp người thân, bà quyết định chuyển sang làm nghề trông coi mộ.

Sau 30 năm làm nghề, đến nay, bà đang quản lý hơn 800 ngôi mộ do đã “ký hợp đồng” với thân nhân của người đã khuất từ lâu.

Hằng ngày, công việc chính của bà là lau chùi, dọn cỏ, cạo vôi, quét sơn, hương khói và bảo vệ các phần mộ mình quản lý để không bị mất cắp các tài sản nằm trên mộ, canh trâu bò vào dẫm đạp hay những người hút chích vào quậy phá.

Những ngày lễ Tết, công việc nhiều hơn vì phải lo hương khói, dẫn người nhà của người đã khuất đi tìm mộ nên bà Non phải thuê người làm phụ.

“Tôi là ‘thổ địa’ ở đây nên chỉ cần nghe tên, năm sinh hay năm mất là tôi biết ngôi mộ đó nằm ở đâu”, người phụ nữ nói.

Bà cho biết, công việc trông coi mộ này không quy định giá cả mà tùy vào lòng thành tâm của người thuê, mức độ công việc phải làm.

Mỗi năm, bà sẽ được người thuê trả tiền công một lần hoặc một nửa tiền công tùy theo thỏa thuận công việc mà hai bên ký kết. Để thuận lợi cho công việc, bà Non và khách hàng trao đổi số điện thoại với nhau.

Những dịp lễ Tết, ngày mất của người thân, khách hàng muốn làm gì, hương khói, mua gì cúng thì gọi cho bà làm giúp. Các chi phí, bà ghi lại rồi tính với họ. Hay khi có sự cố xảy ra: bia bị mất cắp, trâu bò giẫm lên mộ hay mộ bị sập…, bà sẽ gọi báo cho khách hàng để tìm hướng giải quyết.

Cũng có những ngôi mộ không được thân nhân thăm non, thấy xập xệ, cỏ mọc um tùm, không ai hương khói, bà âm thầm chăm sóc.

{keywords}
Bà Trương Thị Non gắn bó với công việc chăm sóc mộ gần 30 năm nay.

Bà Non cho biết, nghĩa trang Bình Hưng Hoà là nơi có rất nhiều tệ nạn xảy ra như người nghiện vào nghĩa trang hút chích, gái mại dâm vào hành nghề...  “Có những ngôi mộ vừa gắn bia, làm rào chắn xong họ vào gỡ mang đi bán, tôi vừa quay đi một lúc là họ đến. Lúc đó, tôi phải gọi báo cho chủ, giải thích cho họ hiểu", bà Non kể.

Bà tâm sự: "Làm công việc này không chỉ có sự gan lỳ mà còn phải có tâm. Nhiều người đến thăm, thấy tôi làm tốt, họ sẽ thưởng tiền. Có người lại xem tôi như người làm công nên bắt bẻ, chê chỗ này làm không được, chỗ kia xấu nên tự ý trừ tiền công. Tôi cũng đành cho qua".

Gần đó, vợ chồng chị Yến cũng đang quản lý hơn 400 ngôi mộ ở nghĩa trang.

Để thuận lợi cho công việc, vợ chồng chị đưa các con vào nghĩa trang, căng bạt trên các phần mộ làm nhà ở.

“Tôi làm nghề này khi mới mang thai con gái đầu. Lúc đó, công việc không có, nhà phải đi thuê, thấy nhiều người làm nghề này, vợ chồng tôi xin làm. Đến nay, con gái tôi 20 tuổi cũng là từng ấy năm tôi làm nghề”, người phụ nữ 42 tuổi nói.

Chị Yến cho biết, dù cuộc sống ở nghĩa trang thiếu điện, nước, điều kiện sinh hoạt eo hẹp, các nguy hiểm luôn rình rập, nhưng do chưa có nơi nào để đi và chưa tìm được công việc phù hợp nên tạm thời cả gia đình vẫn sống ở đây.

“Tới đây, nghĩa trang sẽ giải tỏa, những ngôi mộ này cũng sẽ dời đi, vợ chồng tôi đang tìm công việc khác để chuyển. Hiện tôi đang đi làm giúp việc còn anh xã sẽ đi chạy ôm kiếm thêm thu nhập”, chị Yến nói.

{keywords}
Căn nhà của vợ chồng chị Yến được dựng tạm ngay cạnh những ngôi mộ ở góc nghĩa trang Bình Hưng Hòa.

Về phần bà Non, dù nhà bà nằm sát nghĩa trang nhưng không trong diện giải tòa. Đến nay, số phần mộ bà quản lý cũng đang dần ít đi nhưng bà không lo thất nghiệp.

“Hai đứa con tôi đã có công việc ổn định, đứa có gia đình riêng. Tôi có mấy căn phòng trọ cho thuê nên có thu nhập. Khi những ngôi mộ dời đi, tôi chỉ buồn vì không còn được bận rộn nữa”, bà Non lạc quan cho hay.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP.HCM) cho biết, nghề chăm sóc, trông coi mộ tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa như bà Non đã có từ lâu. Những người làm nghề này chủ yếu có nhà gần nghĩa trang. Các thân nhân của người đã khuất do không thể thường xuyên đến để hương khói, dọn dẹp mộ cho người thân của mình nên thuê họ trông coi giúp.

Nghĩa trang Bình Hưng Hòa có quyết định giải tỏa của UBND TP.HCM vào năm 2008. Theo quy hoạch, trong tổng số 44 ha đất giải tỏa, có 24 ha được làm công viên cây xanh, 12 ha dùng làm trung tâm thương mại, 8 ha còn lại làm khu phức hợp từ sau năm 2020.

Ông Nghĩa cũng thông tin thêm, đến nay, việc giải tỏa, di dời các ngôi mộ đang tiến hành trong giai đoạn 2. Nắm được tình hình này, những người làm nghề trông coi mộ như chị Yến, bà Non đã bắt đầu chuyển sang làm nghề khác: có người đi giúp việc nhà, người chạy xe ôm, người nấu bắp, nấu khoai bán kiếm lời…

Rợn người 'câu cá nghĩa địa' giữa hàng ngàn ngôi mộ ở Sài Gòn

Rợn người 'câu cá nghĩa địa' giữa hàng ngàn ngôi mộ ở Sài Gòn

Câu được cá, cần thủ có thể mang về hoặc bán cho chủ thả lại xuống ao để lấy tiền lãi.

赞(53)
未经允许不得转载:>PhongThuyBet » Nghề dọn mộ ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa TPHCM_bd kq nhat