Lễ khai giảngcủa Trường Tiểu học Nguyễn Siêu năm nay chú trọng vào phần hội của học sinh với tinh thần lấy học sinh là trung tâm. Buổi lễ gây ấn tượng với màn chào đón các cô cậu học trò lớp 1 ngày đầu đến trường.
Ngay từ sáng sớm,ọcsinhvuinhưhộitronglễkhaigiảngnămhọcmớbóng đá cá cược cô trò nhà trường đã cùng nhau chuẩn bị cờ, hoa... cho buổi lễ này.
Trong không khí hân hoan ngày tựu trường, các học sinh lớp 1 được các thầy cô và các anh chị khóa trên dành tặng màn chào đón ấn tượng.
Sau lễ khai giảng, các học sinh đã về các lớp để làm quen thầy cô và gặp lại những người bạn của mình.
Xem clip học sinh lớp 1 đồng ca:
Năm nay, Trường Trường Tiểu học - THCS Xanh Tuệ Đức (Hà Nội) dành chuỗi 2 ngày 4-5/9 dịp khai giảng năm học mới, để học sinh và phụ huynh trải nghiệm “Chuyến tàu hạnh phúc” với nhiều khung giờ kế tiếp nhau.
Chuyến tàu gồm 6 trạm: Nhà ga chờ - Ga Hiểu biết - Ga Tử tế - Ga Biết ơn - Ga Trưởng thành - Ga Hạnh phúc.
Theo đó, không chỉ học sinh và các phụ huynh cũng trở thành những hành khách trên “chuyến tàu đặc biệt” này với những trạm dừng chân đầy ý nghĩa và ga cuối cùng mang tên Hạnh phúc.
Chuyến tàu chính nhằm để học sinh, phụ huynh suy ngẫm, thấu hiểu để biết rằng bản thân đang hạnh phúc và cần lan toả, hành động vì những điều tốt đẹp, yêu thương đến cuộc sống.
“Năm học của sự hạnh phúc” cũng là chủ đề năm học mới 2023-2024 của nhà trường.
Thầy Phạm Tuấn Đạt - Giám đốc điều hành của Hệ thống Trường Xanh Tuệ Đức, chia sẻ nhà trường hy vọng khai giảng không chỉ là ngày học sinh đến trường, bắt đầu năm học mới mà thành sự kiện lan tỏa những điều hạnh phúc.
“Với một năm học với thông điệp hướng tới sự hạnh phúc, không thể chỉ bằng một bài chia sẻ, hay một đoạn clip ngắn, chúng tôi muốn tạo nên một hoạt động trải nghiệm để cho tất cả phụ huynh và học sinh của nhà trường có thể cảm nhận được”.
Một lễ khai giảng như thường thấy với 2.000 học sinh (nếu tính cả bố mẹ đi cùng sẽ là 4.000 người) với rất nhiều lễ nghi khó có thể chuyển tải thông điệp nên chúng tôi muốn dành 2 ngày để các phụ huynh đều có có cơ hội và thời gian trải nghiệm, đồng hành”, thầy Đạt nói.
Theo thầy Đạt, những thông điệp trong “chuyến tàu” là hãy trao đi, để đón nhận lại những điều hạnh phúc.
“Chất liệu mà nhà trường dựng lên trên “Chuyến tàu hạnh phúc” được phụ huynh chia sẻ sau trải nghiệm rằng thực ra là những điều mà vốn họ đã biết, cảm nhận, nhưng bị lãng quên.
Chất liệu hạnh phúc có thể đơn giản là bữa cơm gia đình, một câu hỏi thăm khi con đi học về... Sau trải nghiệm, rất nhiều phụ huynh chảy nước mắt bởi nhận ra những điều mình lãng quên chính là hạnh phúc”, thầy Đạt nói.
Em Tạ Như Khánh Quỳnh (học sinh lớp 7A4) cho hay: “Em nhận ra trước nay bản thân đang sống trong hạnh phúc khi được bố mẹ yêu thương, chăm lo, quan tâm từng tí... nhưng nhiều bạn khác phải tự lo nhiều điều. Vì chưa thấu hiểu nên em vẫn có những đòi hỏi nhất định, vì vậy, qua trải nghiệm chuyến tàu, em hiểu mình cần thay đổi”.
Quỳnh cho hay em thích ngày khai giảng với những hoạt động trải nghiệm để hiểu biết, trưởng thành, thay vì chỉ những lễ khai giảng “chỉ nghe phát biểu” khô cứng.
(责任编辑:World Cup)