Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ,ệnhungthưvúcóthểmắcởcảnamgiớcông an hà nội vs hải phòng Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) cho hay ung thư vú xuất hiện ở nam giới với tỷ lệ 1% (cứ 100 ca ung thư vú có 1 ca ở nam). Bệnh có thể do tác động của nội tiết, sự phát triển bất thường của tế bào tuyến vú, hoặc do hội chứng di truyền. Triệu chứng ung thư vú ở nam giới thường là một khối u gồ lên ở ngực, không đau, núm vú tụt vào, da xung quanh khô hay bong tróc, tiết dịch ở đầu vú, nổi hạch ở nách hoặc ở cổ. Ở giai đoạn muộn, ung thư di căn sang các cơ quan khác như gan, phổi... Theo bác sĩ Vũ, điều trị ung thư vú ở nam cơ bản giống như ở nữ với các phương pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị... Tuy nhiên, đối với nam giới, bác sĩ sẽ cắt bỏ hoàn toàn mô vú khi phẫu thuật, thay vì ở nữ giới sẽ khoét rộng vùng ung thư, bảo tồn mô vú. Sau điều trị, bệnh nhân được khám định kỳ, siêu âm, kiểm tra tại chỗ, kiểm tra các cơ quan có thể bị di căn. Hiện nay, thế giới có nhiều loại thuốc hiện đại, hiệu quả cao trong điều trị ung thư vú. Người bệnh không cần quá lo lắng khi mắc bệnh, cần thăm khám sớm và tuân thủ điều trị. Trường hợp nam giới có dấu hiệu nghi ngờ của u hay ung thư vú, cần được khám chuyên khoa, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán. Bác sĩ Vũ dẫn chứng về một bệnh nhân nam, 60 tuổi, đến khám tại Bệnh viện TP Thủ Đức cách đây 5 năm vì một khối u nhỏ ở ngực, không đau. Các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cho thấy ông bị ung thư vú giai đoạn sớm. Người bệnh được phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn mô vú, tái khám định kỳ 6 tháng/lần. Đến nay, sức khỏe người đàn ông vẫn ổn định, tinh thần lạc quan, dùng thuốc và tái khám đều đặn. Theo Tổ chức Y tế thế giới, ung thư vú chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các loại ung thư ở phụ nữ, với hơn 24% tổng số ca mắc ung thư mới mỗi năm. Tại Việt Nam, năm 2020 ghi nhận gần 10.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Thực hư quan niệm ung thư không nên 'đụng dao kéo’Nhiều người quan niệm bệnh nhân không nên phẫu thuật vì sẽ khiến tế bào ung thư lan nhanh. |