- Trường ĐH Y Hà Nội vừa cử những nhóm cán bộ,ườngyPhápÚcdạykhácViệtNamthếnàket qua bong đa tbn giảng viên sang Pháp, Úc, Mỹ… để nghiên cứu và lựa chọn mô hình đổi mới chương trình đào tạo. Thông tin mà những nhóm nghiên cứu này mang về cho thấy những điểm khác biệt khá rõ với chương trình đang thực hiện tại Việt Nam.
Thông tin được đưa ra tại Hội nghị đổi mới chương trình đào tạo ngành y lần thứ nhất mới được Trường ĐH Y Hà Nội tổ chức.
ĐH Paris VII: Tuyển sinh hệ bác sĩ sau năm thứ nhất
ĐH Paris VII (Diderot) tách ra từ ĐH Paris năm 1970, đã có 2 giải Nobel. Trường có 12 nghìn sinh viên y (đại học và sau đại học).
GS Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho biết: Trường ĐH Paris VII tuyển đầu vào là học sinh phổ thông, lựa chọn trên hồ sơ. Sau năm thứ nhất, trường mới tuyển sinh viên hệ bác sĩ với số lượng từ 350 -380 sinh viên/ năm, thi 8 môn.
Trường có 350 giảng viên cơ hữu và 150 giảng viên không cơ hữu. Có 6 bệnh viện thực hành lớn với khoảng 5 nghìn giường bệnh.
Một số điểm chính của đào tạo y tại ĐH Paris VII như sau: Trường có 4 chương trình đào tạo y là Bác sĩ, Nha sĩ, dược sỹ, Hộ sinh. Có 3 chương trình cận y: vật lý trị liệu, Y học lao động, Chân tay giả.
Chương trình đào tạo chia làm 3 giai đoạn: premiere cycle (3 năm), deuxieme cycle (3 năm, externe) và troisieme cycle (3 – 5 năm, interne).
Năm đầu tiên học chung 7 môn cơ sở cơ bản cho tất cả các chương trình và 1 môn định hướng chuyên ngành. Chương trình dạy các nguyên lý cơ bản, kiến thức rất sâu. Theo ông Nguyễn Hữu Tú, chương trình không dạy dàn trải các vấn đề, dạy còn sâu hơn sau đại học của Việt Nam.
Năm thứ hai và thứ ba tập trung học lý thuyết theo modul, học dồn. Thực hành điều dưỡng 4 tuần, triệu chứng học 400 giờ (5 buối/ tuần/ 6 tháng), không trực buổi tối.
Sau khi kết thức 3 năm có bằng đại cương khoa học y học, tương đương cao đẳng. Với tấm bằng này, sinh viên có thể không học ở trường này nữa mà chuyển sang trường khác học.
Tới năm thứ 4, 5, 6, sinh viên học bệnh học và điều trị, chủ yếu tại bệnh viện, từ 5 – 6 sinh viên/ nhóm, 2 – 3 tháng/ khoa bệnh. Sinh viên được phân công công việc trong khoa, được trả 100 euros/ tháng.
Chương trình học theo modul bắt buộc và modul tự chọn. Môn học cuốn chiếu 1 lần, trừ nội khoa và sinh viên chọn. có thể không thực hành những môn không lựa chọn dù có học lý thuyết và phải thi kết thúc modul.
Sinh viên phải trực 24 buối/ 3 năm học.
Việc học nội trú (troisieme cycle) từ 3 – 5 năm là bắt buộc cho tất cả các sinh viên.
Đào tạo thạc sĩ chỉ có 3 ngành: Khoa học sinh y học, Y tế công cộng, Khoa học con người và xã hội.
Ông Nguyễn Hữu Tú chỉ ra sự khác biệt với đào tạo y của Việt Nam ở những điểm sau: “Thứ nhất là nhà nước điều phối tổ hợp trường – Viện. Đây là mấy chốt quan trọng nhất mà trong đào tạo y của Việt Nam chưa có. Chương trình học của họ đã thay đổi dựa trên chuẩn đầu ra. Dạy học theo modul, tích hợp, kết nối giữa các môn học để đạt chuẩn đầu ra. Vật liệu học của trường rất phong phú, hiện đại với các bài giảng điện tử, ca bệnh, tài liệu. Việc tổ chức dạy học mềm dẻo, đề cao tính tự chọn và chịu trách nhiệm của sinh viên, giám sát dạy học tốt. Sinh viên được tiếp cận lâm sàng sớm, luân chuyển ít ở các khoa lâm sàng.
Tất cả các môn đều có điểm quá trình. Và có sự khác biệt về chất lượng đầu ra với đào tạo y của Việt Nam”.
ĐH Y Sydney: Tuyển sinh viên đã có bằng cử nhân
Trường ĐH Y Sydney, Australia thành lập năm 1856 và đào tạo sinh viên từ năm 1883, là trường y đầu tiên ở Australia, luôn có thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng.
Sydney Medical School |
Giảng viên của trường tham gia làm việc tại 50 bệnh viện thành viên. Trường có hơn 1.600 nghiên cứu viên, hơn 1.200 nghiên cứu sinh, thạc sĩ và sau nghiên cứu sinh, hơn 1.200 sinh viên y đa khoa và hơn 1.500 học nâng cao, khóa ngắn hạn.
Nhóm các cán bộ, giảng viên của ĐH Y Hà Nội sang công tác và học tập tại đây như TS Hồ Thị Kim Thanh, TS Lê Đình Tùng, ThS Nguyễn Quang Bảy cho biết về mô hình đào tạo y khoa của trường này.
Cụ thể, sinh viên trường ĐH Y Sydney chủ yếu đã tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành khoa học/ chăm sóc sức khỏe. 25% tốt nghiệp cử nhân các ngành khác (luật, kinh tế, kỹ thuật). Mỗi năm trường tuyển trung bình 300 sinh viên y khoa. Vì đã từng tốt nghiệp cử nhân, nên độ tuổi trung bình của sinh viên y khoa năm thứ nhất là 24 tuổi. Theo bà Hồ Thị Kim Thanh, trường chủ yếu đối tượng này vì mục tiêu muốn sinh viên phải có ý thức rất cao về trách nhiệm khi theo học. Sinh viên đã tốt nghiệp một trường đại họ rồi mới chọn y tức là họ không do phụ huynh định hướng, và họ có trách nhiệm với sự lựa chọn của mình.
Từ khi thành lập, trường đã có hơn 8 lần đổi mới chương trình. Chương trình học hiện nay được trường chuẩn bị đổi mới từ đầu những năm 1990, tổ chức các đoàn cán bộ đi tham khảo mô hình tại ĐH Y Harvad.
Giai đoạn đổi mới từ 1994 – 1997. Trường đổi mới theo nguyên tắc tích hợp giữa các bộ môn và các chủ đề. Phương pháp học dựa trên vấn đề: Học tiền lâm sàng trên tình huống cụ thể, lập luận lâm sàng, học theo nhóm, tự học theo tài liệu hướng dẫn, nâng cao tính tự học. Tiếp cận lâm sàng sớm, ứng dụng công nghệ thông tin và y học bằng chứng.
Chương trình đào tạo: Năm 1 và năm 2 chủ yếu ở trường đại học. Năm 3 và 4 chủ yếu ở các trường lâm sàng. Nội dung đào tạo được sắp xếp theo block ở năm thứ nhất và thứ hai, theo kỳ ở năm thứ 3 và 4.
Giảng viên gồm có giảng viên cơ hữu của trường, giảng viên là bác sĩ bệnh viện, giảng viên tự do và giảng viên tự nguyện.
4 chủ đề dạy học được áp dụng xuyên suốt cho tất cả block ở giai đoạn 1 và 2 và tất cả các kỳ ở giai đoạn 3 gồm: Khoa học lâm sàng và cơ bản; Bác sĩ và người bệnh; Phát triển cá nhân và nghề nghiệp; Y học cộng đồng.
Về dạy và học lâm sàng, giảng viên lâm sàng ở các bác sĩ của bệnh viện, thường là các bác sĩ trẻ. Tất cả được đào tạo về kỹ năng, phương pháp giảng dạy. Họ có ưu điểm là nhiệt tình, sinh viên thích vì dễ ước lượng khoảng cách của mình với trình độ cần có (của giảng viên trẻ) để hành nghề.
Về phân công sinh viên đi học lâm sàng: có 25% học tại các bệnh viện nông thôn để hướng trở thành bác sĩ cộng đồng. Các sinh viên sẽ tự chọn trường lâm sàng (thực chất là các bệnh viện) để học. Thực tế, sinh viên thích học tại các bệnh viện nhỏ vì được học nhiều, làm nhiều. Thầy nhiệt tình và quan hệ thầy – trò gần gũi hơn.
Hết năm thứ 2, các sinh viên sẽ chọn bệnh viện để học năm thứ 3 và 4, sinh viên sẽ học cố định tại bệnh viện này.
Sinh viên đi học tại các bệnh viện ngay từ tuần đầu năm thứ nhất: 3 ngày ở trường, 1 ngày ở bệnh viện, 1 ngày tự học. Sinh viên được yêu cầu phải đi học/ có mặt trên 90% số buổi học lâm sàng.
Sinh viên học lâm sàng theo nhóm nhỏ 9 sinh viên/ nhóm do 1 giảng viên trẻ hướng dẫn. Mỗi buổi học trên 2 bệnh nhân, 8h – 9h30 và 9h30 – 11h. Tới năm thứ 3 và 4, sinh viên được chia làm 4 nhóm, lần lượt được học 10 vấn đề trong 2 năm.
Trường này cũng quy định chỉ có sinh viên học sản mới đi trực đêm. Lý do không để tất cả các sinh viên phải trực đêm là vì sinh viên không học được nhiều vì bệnh nhân không đông, không cần xử trí gì trong đêm. Các sinh viên lớn tuổi, một số sinh viên nữ có chồng, con. Nếu sinh viên đi trực đêm thì bệnh viện/ trường đại học phải trả tiền.
Việc giám sát dạy học của trường cũng có những điểm rất khác với Việt Nam. Về lý thuyết chỉ có một số ít bài bắt buộc, tất cả các bài giảng đều có thể nghe trực tuyến. Nếu sinh viên có việc bắt buộc phải nghỉ thực hành và lâm sàng sẽ sắp xếp học bù. Trường chia toàn bộ sinh viên (300 sinh viên/ năm) thành 17 nhóm, mỗi nhóm phản hồi tất cả các bài giảng trong 2 – 3 tuần...
Theo dõi và quản lý chất lượng để kiểm định theo tiêu chuẩn tăng cường chất lượng y khoa cơ bản của Hiệp hội giáo dục Y học quốc tế và chuẩn chất lượng của Hội đồng Y khoa Úc (AMC).
Ngân Anhlược ghi(Email: [email protected])