Bên lề Tuần lễ khoa học VinFuture,ếgiớichờđợiViệtNamthamgiacuộcchơibándẫkeo ca cuoc hom nay GS Albert Pisano (Đại học California, San Diego) đã có những chia sẻ, đồng thời gợi mở một số hướng đi để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Việt Nam đang muốn phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Từ góc nhìn của ông, một quốc gia đi sau như Việt Nam cần phải làm gì để tham gia vào ngành bán dẫn toàn cầu?
GS Albert Pisano: Các quốc gia cho dù lớn hay nhỏ đều có thể tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn. Điều quan trọng là trong quá trình đó, các nước cần phải có cách tiếp cận sao cho phù hợp.
Việt Nam không nhất thiết phải làm các dự án lớn ngay từ đầu. Các bạn có thể bắt đầu tham gia từ những khâu nhỏ, để trở thành một phần trong chuỗi cung ứng của ngành bán dẫn, rồi từ đó phát triển lên.
Chúng ta có thể lấy ví dụ từ Trung Quốc. Họ bắt đầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn từ việc sản xuất các linh kiện, cấu kiện nhỏ. Dần dần, họ đã phát triển trở thành một hệ sinh thái toàn diện, đầy đủ và rất mạnh trong lĩnh vực bán dẫn. Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận ngành công nghiệp bán dẫn theo một góc độ tương tự.
Với xuất phát điểm như hiện tại, Việt Nam có thể tham gia vào phân khúc nào của ngành công nghiệp bán dẫn?
GS Albert Pisano: Các quốc gia đều chờ đợi và hy vọng Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc chơi của ngành bán dẫn toàn cầu. Tuy nhiên, một số công nghệ tiên tiến, vượt trội của thế giới như các loại chip 2nm không phải là điểm phù hợp để Việt Nam bước chân vào lĩnh vực này.
Việt Nam hiện đã có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo. Ví dụ như để sản xuất được một chiếc tai nghe không dây đòi hỏi sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, từ sản xuất nhựa, công nghệ âm thanh, công nghệ không dây,...
Việt Nam đã chứng minh được rằng mình hoàn toàn có thể làm tốt các sản phẩm như vậy. Do đó, Việt Nam có thể khởi đầu từ đây. Việt Nam sẽ làm tốt thôi bởi các bạn đã chứng minh cho thế giới thấy mình đang làm tốt rồi. Đây là điểm phù hợp nhất để Việt Nam bước chân vào chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Để làm chủ công nghệ thì cần phải có nguồn nội lực đủ mạnh. Vậy làm cách nào để Việt Nam có thể thúc đẩy sự phát triển của các công ty bán dẫn trong nước?
GS Albert Pisano:Singapore và một số nước khác đã thành công trong việc thúc đẩy ngành bán dẫn trong nước phát triển. Tôi nghĩ cách giải quyết vấn đề này đơn giản thôi. Hãy kết bạn nhiều hơn. Việt Nam hãy tìm những người bạn, những đối tác sẵn sàng chia sẻ, từ đó hỗ trợ lẫn nhau, thay vì làm tất cả mọi thứ một mình.
Với sự thành công bước đầu như hiện tại, Việt Nam có thể tiếp tục lộ trình đó. Tôi tin lộ trình này sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều thành công hơn trong thời gian tới.
Thế giới đang chứng kiến sự thiếu hụt nhân lực ngành bán dẫn. Việt Nam cần đào tạo nhân sự ngành bán dẫn ra sao để giải “cơn khát” này?
GS Albert Pisano: Việt Nam đã thực hiện các bước đi đầu tiên đúng hướng trong việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn. Việt Nam cũng đã có các trường đại học, viện nghiên cứu trong lĩnh vực bán dẫn và những cơ sở này đang ngày càng phát triển.
Chất lượng nghiên cứu của các trường đại học Việt Nam cũng ngày càng gia tăng. Trường đại học VinUni có thể là ví dụ minh chứng cho điều đó.
Tôi đã có dịp trao đổi nhanh với một số thầy cô giảng viên của một số trường đại học Việt Nam, trong đó có đại học VinUni. Khi trao đổi về các dự án mà họ đang thực hiện, tôi rất ấn tượng khi hầu hết các nghiên cứu của Việt Nam đều đang hướng tới những giải pháp công nghệ tiên tiến nhất.
Việt Nam đã có một hệ thống đào tạo có sẵn. Điều quan trọng cần làm là thúc đẩy, đưa con người vào trong hệ thống đó. Khi tăng cường hơn nữa việc đào tạo, tôi nghĩ sẽ có những kết quả tích cực cho Việt Nam.
Cảm ơn ông!
Việt Nam liệu có thể như Singapore, phát triển ngành bán dẫn từ con số 0?Ngành điện tử và bán dẫn hiện đóng góp khoảng 9% GDP cho Singapore. Để có được thành công như ngày nay, Singapore đã tập trung phát triển ngành này từ những năm 60 của thế kỷ trước.