Người phụ nữ liệt toàn thân, suy hô hấp vì rắn hổ mang cắn_dudoanmacao
时间:2025-04-09 03:34:28 出处:Cúp C2阅读(143)
Chiều 26/3,ườiphụnữliệttoànthânsuyhôhấpvìrắnhổmangcắdudoanmacao TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, các bác sĩ vừa điều trị cho bệnh nhân H.T.T (34 tuổi, ngụ Đắk Nông) bị rắn hổ mang chúa cắn, nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy thăm hỏi bệnh nhân đang hồi phục
Theo bác sĩ Hùng, chị T. bị rắn cắn ở lưng. Chị được đưa vào Bệnh viện Đắk Nông để sơ cứu, sau đó chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Khi đó, chị T. đã bị liệt hoàn toàn, suy hô hấp và rối loạn nhịp tim rất nặng.
Chị được đặt nội khí quản, sử dụng các loại dịch truyền, thuốc vận mạch và máy tạo nhịp.
Bác sĩ Hùng cho biết, các tổn thương cơ do nọc rắn khiến bệnh nhân bị suy thận cấp tiến triển, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim… nên nguy cơ tử vong rất cao.
Sau khi xử lý cấp cứu, các bác sĩ đã kiểm soát được nhịp tim, huyết áp của bệnh nhân.
Tuy nhiên, bệnh nhân nhập viện ngay trong thời điểm Bệnh viện Chợ Rẫy đã hết huyết thanh kháng nọc rắn hổ chúa.
“Huyết thanh kháng nọc rắn hổ chúa rất khó sản xuất, phải nhập từ Thái Lan. Hàng năm, bệnh viện đều nhập huyết thanh kháng nọc rắn hổ chúa về sử dụng và nhiều lần chuyển huyết thanh đến các bệnh viện khác khi nhận được yêu cầu hỗ trợ", bác sĩ Hùng chia sẻ.
"Nhưng do diễn biến của dịch Covid-19 từ năm 2020 nên vấn đề nhập huyết thanh kháng nọc rắn hổ chúa về Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Đơn vị sản xuất huyết thanh hiện tại cũng ngưng sản xuất vì ảnh hưởng của dịch Covid-19”.
Bác sĩ Hùng cho biết, số lượng huyết thanh kháng nọc rắn hổ chúa để sử dụng tại phía Nam gần như đã cạn kiệt. Do vậy, trong 24 giờ đầu tiên kể từ khi nhập viện, bệnh nhân T. vẫn chưa được sử dụng huyết thanh.
Theo bác sĩ Hùng, ban lãnh đạo của bệnh viện đã liên hệ rất nhiều bệnh viện khác trong khu vực nhằm tìm huyết thanh. Cuối cùng đã có được nguồn huyết thanh từ Bệnh viện Nhi đồng 1 chuyển sang để sử dụng cho bệnh nhân.
Sau 5 ngày truyền huyết thanh, bệnh nhân có những biến chuyển tốt, đã tự thở, tỉnh táo, tiếp xúc được.
Bên cạnh đó, nhờ được can thiệp sớm bằng những biện pháp mới, tình trạng nhiễm trùng ở vị trí rắn cắn của bệnh nhân cũng không lan rộng.
Bác sĩ Hùng cho biết, kể từ năm 2020, bệnh viện đã áp dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ mới đối với các ca bị rắn hổ mang chúa cắn như hỗ trợ nhịp tim từ bên ngoài, lọc máu liên tục để loại trừ độc chất.
Bệnh viện đã cứu sống được 3 bệnh nhân bị loại rắn này cắn phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
“Đây là những trường hợp chúng tôi áp dụng các biện pháp mới, chưa được đưa vào trong hướng dẫn điều trị của các tổ chức quốc tế. Cuối năm 2020, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tổng kết các ca này gửi Tổ chức Y tế Thế giới cũng như đăng tải trên các tạp chí về điều trị ngộ độc trên thế giới”, bác sĩ Hùng thông tin.
Bên cạnh đó, TS.BS Lê Quốc Hùng đưa ra khuyến cáo: “Mọi người không nên tự ý bắt rắn, bởi hầu hết các trường hợp đều bị biến chứng nặng nề, nguy cơ tử vong cao”.
Liên Anh

Bé trai 4 tuổi bị rắn cắn khi đi thả diều
Đang thả diều, vô tình trượt chân ngã vào bụi cỏ, bé V. (4 tuổi, ngụ Đồng Tháp) bị rắn cắn phải nhập viện cấp cứu.
上一篇:Messi và Ronaldo đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên vàng
下一篇:Người phụ nữ Ukraina 20 năm chăm chồng đột quỵ ở Việt Nam
猜你喜欢
- Sửa xong cả 2 tuyến cáp biển IA, APG vào ngày 24/2
- Trần Quyết Chiến lên số 1 thế giới, billiards Việt Nam ghi dấu mốc lịch sử
- Ngôi đầu đổi chủ tại Sony Open 2022
- Bích Thùy tỏa sáng giúp CLB Thái Nguyên T&T thắng đội bóng Trung Quốc
- Tin pháp luật số 236, giang hồ Trung Quốc trốn nã sang Việt Nam
- Jannik Sinner rơi vào nhánh đấu khó hơn Alcaraz ở Paris Masters 2024
- CĐV choáng váng với pha làm bàn "như gã điên" của Erling Haaland
- Djokovic thoát hiểm ngoạn mục, tiến bước ở Paris Masters
- Nhận định, soi kèo Lokomotiv Plovdiv vs Spartak Varna, 21h30 ngày 7/4: Đòi nợ?