Người chiến sỹ Điện Biên và 'món quà' vô giá để lại cho con_nhận định trận bologna

 人参与 | 时间:2025-01-13 10:17:42

Những ngày này,ườichiếnsỹĐiệnBiênvàmónquàvôgiáđểlạnhận định trận bologna trong không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, anh em chúng tôi càng da diết nhớ người bố kính yêu, người chiến sỹ Điện Biên năm xưa, người đã từ biệt chúng tôi về miền thương nhớ cách nay gần tròn 4 năm. Bố về với tổ tiên ở tuổi 92, sau 3 năm được trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.

Với anh em tôi, bố là niềm tự hào. Bố chúng tôi xuất thân trong một gia đình phong kiến nhiều đời làm quan trấn thủ vùng biên thùy Đông Bắc. Ông nội của bố làm quan đến chức Thái tử Thiếu Bảo - Tổng đốc nhiều tỉnh lớn miền Bắc. Nhiều người cháu nội, ngoại của cụ, trong đó có bố tôi, ngay từ nhỏ đã được dạy dỗ về Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín.

Bố tôi cùng các bác, các chú tôi, cũng như bao thanh niên yêu nước khác ngày đó, thấm nhuần tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, đã tự nguyện dấn thân vào cuộc trường chinh kháng chiến chống thực dân, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Cả cụ tôi, theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng đã rời quê hương tham gia kháng chiến, suốt 9 năm sống và làm việc ở chiến khu Việt Bắc gần Bác Hồ, Bác Tôn cùng nhiều vị nhân sĩ yêu nước khác. Người anh con bác của bố tôi tham gia hoạt động cách mạng từ trước năm 1945, là cán bộ tiền khởi nghĩa, được phong hàm Đại tá, công tác ở Bộ Tổng Tham mưu.

Bố tôi kể lại, ông cùng những người anh em trong gia đình, mới ở tuổi 16, 17 đã từ quê hương Lộc Bình, Lạng Sơn tòng quân, tham gia bộ đội Cao - Bắc - Lạng ngay từ năm 1946. Người anh trên bố tôi còn tham gia bộ đội Nam tiến, sau này làm bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai.

Cùng với các anh em của bố tôi rời quê nhà tham gia bộ đội còn có những thanh niên khác cùng quê, có người đã không chịu đựng được gian khổ bỏ về. Còn bố tôi và các anh em của mình đã đồng cam cộng khổ với đồng đội, trải qua nhiều chiến trận cam go và từng bước trưởng thành, trở thành đảng viên, cán bộ kiên trung của Đảng và Nhà nước.

Trong những thứ ’’của nả” mà bố tôi để lại, có tấm huy hiệu chiến sỹ Điện Biên cùng với mấy tấm huân chương, huy chương khác. Sau khi ông mất, tôi mới được lần giở những giấy tờ, tài liệu mà ông cẩn thận cất giữ trong cái ca táp cũ kỹ. Những tờ giấy đã ngả màu theo thời gian, nhưng vẫn còn rõ những dòng chữ đánh máy in giấy than mà bố tôi nâng niu cất giữ ghi dấu ấn từng bước đường công tác và trưởng thành của ông.

Đó là tấm giấy pơ luy đã ngả màu, khổ nhỏ có tiêu đề Cứu Quốc Hội -  Quân Khu Ủy Khu 30 do Bí thư Song Hào ký ngày 2/9/1947. Khi đó, sau khi tuyên bố ‘’tự giải tán“ ngày 11/11/1945, Đảng rút vào hoạt động bí mật tiếp tục lãnh đạo cách mạng. Bố tôi được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Hội Cứu Quốc - tổ chức Đảng ngày ấy - vào đúng ngày Độc lập năm 1947, trở thành đảng viên “Lớp Tháng Tám”.

Anh em tôi thật xúc động và rất đỗi tự hào khi đọc lại những dòng chữ ghi trong quyết định kết nạp Đảng bố tôi ngày ấy: Hôm nay là Ngày Độc lập, ngày thắng trận của dân tộc, nhưng cũng là ngày ghi một thành tích tranh đấu oanh liệt của những chiến sỹ vô sản Đông Dương. Để kỷ niệm ngày lịch sử đó, để nối gót những đồng chí đã hy sinh tranh đấu vì quyền lợi của Hội và của dân tộc; đồng chí được vinh dự tổ chức vào Hội ngày hôm nay, Ngày Độc lập, mang tên ”Lớp Tháng Tám” theo chỉ thị của Trung ương.

Thế mà sau này, khi mẹ tôi phấn đấu đứng trong hàng ngũ của Đảng, ông Trưởng phòng Tổ chức cơ quan mẹ tôi công tác vẫn còn bán tín bán nghi việc bố tôi được vào Đảng.

Một tờ giấy pơ luy cũng đã ngả màu khác mang tiêu đề Quân đội Quốc gia Việt Nam - Bộ Tổng Tư lệnh - Đại tướng Tổng Tư lệnh Quân đội Quốc gia và Dân quân Việt Nam quyết định điều bố tôi – học sinh Lục quân khóa IV, Chính trị viên Đại đội về làm Chính trị viên Đại đội Trinh sát thuộc Đại đoàn 316. Thế là từ trước năm 1951 bố tôi đã giữ chức vụ Chính trị viên Đại đội .

PGS.TS Nguyễn Văn Huy - Nhà Bảo tàng học, đọc tờ quyết định này đã thốt lên đầy ngạc nhiên khi thấy một thanh niên không thuộc thành phần cốt cán (xuất thân gia đình phong kiến) được cử làm Chính trị viên trong quân đội! 

Lâu rồi, nhưng tôi còn nhớ có lần bố tôi kể rằng ông được nhắc đến trong hồi ký của Tướng Vũ Lăng về trận đánh đồi C1 và C2 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ở đó ông làm cán bộ đốc chiến. Trong số giấy tờ mà ông cất giữ vẫn còn những tờ giấy khen của Ban Chỉ huy Trung đoàn 98 Đại đoàn 316 khen ngợi Đại đội trưởng Chu Quang (bố tôi tên khai sinh là Vi Văn Mãn) thuộc Ban Tham mưu đã lập thành tích trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã nêu cao tinh thần phục vụ, gương mẫu trong mọi công tác.

Bộ Tư lệnh Đại đoàn 316 do Chính ủy Chu Huy Mân ký khen thưởng Đại đội trưởng Chu Quang đã lập được thành tích trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Việc khen thưởng được phổ biến trong toàn Đại đoàn và ghi vào lý lịch.

Sinh thời, bố tôi được các đồng chí, đồng đội cùng chiến đấu và công tác quý mến, do cách ứng xử lịch thiệp và tình cảm chân thành. Tôi có nhiều dịp được hầu chuyện các đồng đội cũ của ông đều nhận thấy ở họ sự trân trọng quý mến dành cho ông. Nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn (Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội), là một đồng đội của bố tôi cùng Trung đoàn 174 - Đại đoàn 316.

Năm nay, nhà giáo Ca Sơn đã ngoài 90 tuổi song còn rất minh mẫn. Nhìn ông giáo già nho nhã, nói năng nhỏ nhẹ khoan thai hôm nay không thể nào hình dung đấy là một “lính chiến” thực thụ ở Điện Biên Phủ.

Ngày đó, ông Ca Sơn là một trung đội trưởng bộ binh thuộc Trung đoàn 174, đơn vị đánh chiếm đồi A1. Ông thổ lộ: “Trong những ngày kỷ niệm chiến thắng lịch sử này, tôi bồi hồi nhớ tới rất nhiều đồng đội, người hy sinh, người bị thương ở mặt trận và những đồng đội còn sống trở thành những người bạn thân thiết gắn bó với nhau suốt 70 năm qua”.

Nhắc tới bố tôi, ông Ca Sơn nói: “Bố cháu hơn chú 3 tuổi nên chú luôn xem như một ông anh rất quý trọng. Ông ấy thư sinh mà chịu đựng gian khổ không kém ai, chiến đấu dũng cảm. Tình bạn của chúng tôi kéo dài gần 70 năm từ trước Điện Biên Phủ cho đến khi bố cháu mất. Trong tâm trí chú vẫn hiện lên hình ảnh một con người hiền lành, khiêm tốn, giản dị, chân thành, được anh em đồng đội quý mến. Một hình ảnh không phai mờ “.  

Tình đồng chí, đồng đội mà tôi cảm nhận được từ ông và các bạn chiến đấu của ông là thứ tình cảm thiêng liêng của những người từng cùng vào sinh ra tử. Thời trong quân ngũ, với bố tôi, đơn vị thực sự như gia đình của ông.

Tôi tìm thấy trong số giấy tờ ông lưu giữ có bức thư đơn vị gửi cho ông ngoại tôi, của Tướng Nguyễn Hữu An, khi ấy là Tham mưu phó Quân Khu Tây Bắc, về việc tổ chức lễ cưới của bố mẹ tôi. Như tôi được kể lại, chả là khi bố tôi là bộ đội tìm hiểu mẹ tôi, bà ngoại tôi còn lăn tăn không biết bố từng có vợ hay chưa. Nỗi niềm đã được giải tỏa khi thủ trưởng của ông, trong thư viết rằng đồng chí Chu Quang là một thanh niên lớn lên trong quân đội, chưa có vợ.

Tướng Nguyễn Hữu An, sau ngày đất nước thống nhất nhiều dịp ghé qua Hải Phòng đều tới nhà thăm bố mẹ tôi, dành cho bố mẹ tôi tình cảm quý mến như người anh thân thiết. Trong một lần đến thăm nhà ông trên phố Trần Phú (Hà Nội), ông còn cho tôi một cây vợt tennis.

Khi ông mất, bố con tôi không kìm nổi nước mắt, cứ thổn thức khi đứng trước di ảnh ông. Ông yên nghỉ tại nghĩa trang Mai Dịch, nơi có nhiều người thân trong gia đình tôi cũng an nghỉ tại đó. Mỗi dịp tới viếng thăm, chúng tôi đều tới thắp nén hương thơm cúi đầu tưởng nhớ ông, người thủ trưởng mà bố tôi mỗi khi nhắc đến đều bày tỏ niềm sùng kính sâu sắc.

Bố tôi không có của cải để lại cho con cái nhưng di sản tinh thần mà ông để lại cho anh em tôi là thứ quý giá hơn tiền bạc. Khi gặp các bác, các chú đồng chí, đồng đội của bố tôi, được giới thiệu là con của bố tôi, trong tôi lại trào dâng niềm tự hào!

Trong sổ tang bố tôi, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, người thủ trưởng của tôi đã ghi: "Vô cùng thương tiếc đồng chí Chu Quang người Đảng viên 70 năm tuổi Đảng, Chiến sỹ Điện Biên Phủ!".

Một đảng viên trung kiên với Đảng hơn 70 năm từ khi còn là một thanh niên cho tới khi từ biệt cõi trần, một chiến sỹ Điện Biên từng trải “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt...” góp một phần nhỏ bé vào chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của dân tộc. Với anh em tôi, bố thực sự là niềm tự hào!

Con trai GS Tạ Quang Bửu: Nhớ mãi câu nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng về cha tôi

Con trai GS Tạ Quang Bửu: Nhớ mãi câu nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng về cha tôi

Thiếu tướng Tạ Quang Chính - con trai GS Tạ Quang Bửu kể, vào ngày cha mình qua đời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói một câu mà ông nhớ mãi. 顶: 21踩: 6314