Cô giáo 9X kể chuyện sang Mỹ làm tên lửa_kết quả kawasaki frontale

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C2 浏览: 【】 发布时间:2025-01-12 00:53:38 评论数:

 - Cô giáo Mai Thị Kim Tuyến (sinh năm 1992) hiện đang là giáo viên Sinh học tại Trường THCS Thành Công (Hà Nội). Kim Tuyến vừa là một trong 6 giáo viên trẻ của Việt Nam nhận được học bổng tham gia khóa học giả định không gian vũ trụ do Tập đoàn Honeywell và Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Hoa Kỳ (USSRC) tổ chức hồi tháng 6 vừa qua.

{keywords}
Cô giáo Mai Thị Kim Tuyến tham gia khóa học giả định không gian vũ trụ tại Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Hoa Kỳ. (Ảnh: HESA)

Honeywell Educators at Space Academy (HESA) là một chương trình học bổng được thiết kế nhằm giúp các giáo viên trung học giảng dạy hiệu quả hơn ở các môn khoa học,ôgiáoXkểchuyệnsangMỹlàmtênlửkết quả kawasaki frontale công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).

Năm nay có 200 giáo viên tới từ 25 quốc gia trên thế giới tham gia khóa học này và cũng là năm Việt Nam có số học viên nhiều nhất từ trước tới nay. Được biết các năm trước Việt Nam chỉ có một đại diện duy nhất mỗi năm.

{keywords}
6 đại diện của Việt Nam tham dự HESA năm 2016. (Ảnh: HESA)

Kim Tuyến chia sẻ, em biết đến học bổng này qua một chị là đại diện cho Việt Nam năm 2015. Sau đó, em bắt đầu tìm kiếm thông tin về HESA qua các tài liệu, bài viết và những người đi trước. 

“Ban đầu em cũng không nghĩ là mình sẽ được tham gia, nhưng đây cũng là một cơ hội để thử sức. Biết đâu mình lại được và cuối cùng thì em trúng tuyển thật” – Tuyến chia sẻ.

Gây ấn tượng bằng nụ cười

Khóa học kéo dài 5 ngày ở Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Hoa Kỳ, thành phố Huntsville, bang Alabama. Tại đây, các giáo viên có 45 giờ tham gia vào các hoạt động diễn ra trong lớp học, phòng thí nghiệm, tập trung chủ yếu vào khoa học và thăm dò không gian.

{keywords}
Kim Tuyến trong hoạt động di chuyển bằng tấm ván. Ảnh: HESA

“Về chuyên môn, nội dung khóa học không liên quan nhiều đến môn Sinh học mà em đang dạy. Nhưng quan trọng hơn là em có cơ hội được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy với đồng nghiệp ở các nước. Ngoài ra, sau khóa học, em cũng học được nhiều kỹ năng: kinh nghiệm tổ chức, cách hoạt động nhóm, tạo không khí cho người học để hoạt động nhóm hiệu quả hơn. Những kỹ năng đó còn quan trọng hơn nhiều cho công việc giảng dạy sau này của em” – cô giáo trẻ khẳng định.

Ở hoạt động khó nhất và cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất trong 5 ngày là nhiệm vụ vũ trụ giả định, có 14 người trong một đội được phân vào các vị trí khác nhau như Trạm ISS, Trạm sửa chữa, Trạm mặt đất. Tuyến được phân công ở Trạm mặt đất, nhiệm vụ là ngồi quan sát camera, hỗ trợ các bạn trên Trạm sửa chữa. 

Ngoài ra, còn có các hoạt động khác như di chuyển từ điểm này tới điểm kia bằng 2 tấm ván, hoạt động dưới nước, bắn tên lửa mô phỏng…

Kim Tuyến hào hứng khoe, ở hoạt động bắn tên lửa, các học viên được phép tự trang trí tên lửa bằng sơn xịt và em đã chọn sơn 2 màu vàng và đỏ đại diện cho màu cờ đỏ sao vàng của Việt Nam. 

{keywords}
Tên lửa sơn màu vàng, đỏ tượng trưng cho lá cờ Việt Nam của Kim Tuyến bay rất cao. (Ảnh: HESA)
{keywords}
Hào hứng khi thấy tên lửa của mình bay thành công. Ảnh: HESA

Khi được hỏi về huy chương “Right Stuff” dành cho học viên xuất sắc nhất, dũng cảm nhất mà Kim Tuyến giành được trong khóa học này, cô giáo 9x rụt rè cho rằng “có lẽ em cũng có chút nỗ lực, một chút dũng cảm, may mắn và đặc biệt là hay làm mọi người cười”.

{keywords}
Cô giáo Kim Tuyến thể hiện niềm vui khi được nhận giải "Right Stuff" dành cho học viên xuất sắc nhất. (Ảnh: HESA)

“Trong phần hoạt động dưới nước, lúc đầu em đắn đo không biết có nên tham gia hoạt động này hay không vì em không biết bơi. Nước thì không sâu lắm nhưng với chiều cao 1m50 của em thì nếu không có áo phao sẽ không duy trì được. Nhưng cuối cùng em cũng quyết định tham gia và khi lên đến nơi vẫn cười rất tươi, làm mọi người cũng cười theo. Có lẽ cũng nhờ em hay cười mà các cô, các bác đều rất quý em”.

“Hay trong hoạt động thiết kế hộp bảo vệ quả trứng để thả xuống nước, bình thường thì mọi người thả luôn, nhưng em nghĩ không biết hướng gió như thế nào, nên em lấy giấy vụn trong túi ra ném xuống nước để kiểm tra. Mọi người rất bất ngờ về hành động đó của em. Ai cũng cười và em cũng thấy vui”.

{keywords}
Dù không biết bơi nhưng Kim Tuyến vẫn quyết định tham gia hoạt động dưới nước. Ảnh: HESA

Người Mỹ làm việc hiệu quả và tính tập thể cao

Điều khiến cô giáo trẻ ấn tượng trong khóa học này là cách làm việc của người Mỹ - rất chu đáo, có thứ tự và vô cùng hiệu quả. “Một ngày hoạt động của bọn em bắt đầu từ 7 giờ sáng cho tới 6 giờ tối. Các hoạt động diễn ra liên tục và rất khít thời gian.... Trong tất cả các email gửi cho học viên đều có lời dặn dò ‘nếu có thắc mắc gì thì hỏi chúng tôi’ và họ trả lời email rất nhanh. Khi sang tới Mỹ thì bọn em được đưa đón rất chu đáo, không hiểu gì thì được giải thích rất chi tiết” - cô giáo trẻ tuổi nhất trong số các học viên chia sẻ.  


{keywords}
Kim Tuyến (hàng trên thứ 2 từ trái sang) và các học viên quốc tế. (Ảnh: HESA)

“Khi em nhìn thấy bộ máy mô phỏng ở Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Hoa Kỳ làm rất quy mô và hoành tráng, em nghĩ ngay tới sự đoàn kết, tinh thần làm việc nhóm của người Mỹ. Đó là thành quả của một tập thể. Và em nghĩ rằng,người Việt Nam chúng ta cũng phải đoàn kết lại để làm được những thứ như thế. Không hẳn là để chế tên lửa hay những thứ to tát tương tự, mà có thể là những sản phẩm trong ngành nông nghiệp, công nghiệp hay trong cuộc sống hằng ngày.Em nghĩ rằng vấn đề hợp tác với nhau rất quan trọng”.

Đây cũng là kỹ năng mà cô giáo Kim Tuyến muốn những học trò của mình có được. Tuyến hi vọng khi bước vào năm học mới sẽ giới thiệu được những kiến thức đã được học tới học sinh của mình. “Sau khóa học, em càng thấy tầm quan trọng của việc làm thí nghiệm, ứng dụng kiến thức vào cuộc sống trong các môn khoa học. Khi được học từ thực tiễn, các em sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn và nhớ lâu hơn”. 

Mới đứng lớp được 2 năm, cô giáo trẻ cho rằng còn rất nhiều kiến thức và kỹ năng cần phải học hỏi. Khi được đề nghị chia sẻ về “cô giáo Tuyến ở trường”, cô giáo 9x cười hiền: “Tính em hay cười, các cô ở trường chắc cũng thấy em thân thiện nên đặt biệt danh là ‘Tuyến tươi tỉnh’, còn câu đầu tiên mà các học trò thường thốt lên khi thấy cô giáo là ‘Sao cô thấp thế!’”.

  • Nguyễn Thảo

最近更新