Một trường học hạnh phúc là nơi học sinh đạt được thành tích cao trong học tập cũng như phát triển kỹ năng sống,âydựngtrườnghọchạnhphúcHiệutrưởngphảithayđổitrướchếkeonhacai de tình cảm, quan hệ xã hội lành mạnh. Đồng thời, đó cũng là nơi giáo viên được hỗ trợ, phát triển chuyên môn và có điều kiện để làm việc trong một không gian thân thiện đoàn kết.
Trường học hạnh phúc cũng là nơi kết nối giữa các cá nhân trong trong trường, bao gồm học sinh, giáo viên, phụ huynh và lãnh đạo nhà trường, được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng quan tâm lẫn nhau...
Khái niệm trường học hạnh phúc đã xuất hiện từ lâu và được triển khai thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam mô hình này chưa được phát huy, từ nhiều lý do chủ quan và khách quan.
Chẳng hạn hệ thống quản lý giáo dục truyền thống vẫn còn nặng nề về hình thức học tập. Nhiều nơi triển khai mô hình này chỉ dừng lại ở lý thuyết hoặc mang tính hình thức. Lãnh đạo nhiều trường học vẫn bị ám ảnh bởi những tiêu chí cứng nhắc về kết quả học tập… Lãnh đạo nhiều trường còn chưa phát huy được vị trí vai trò của mình trong việc tạo dựng và duy trì được một trường học hạnh phúc.
Xuất phát từ những lý do và cũng là thực trạng trên, với kinh nghiệm hơn 20 năm hoạt động trong ngành giáo dục dưới vai trò quản lý điều hành các trường quốc tế và các tổ chức giáo dục, TS Nguyễn Thanh đã viết cuốn sáchLãnh đạo trường học hạnh phúc.
Cuốn sách là công cụ hữu hiệu với những người hoạt động trong ngành giáo dục, nhất là những lãnh đạo trường học, đặc biệt là hiệu trường nhà trường - người không chỉ là người quản lý về mặt hành chính mà còn là người định hướng văn hóa và giá trị của nhà trường “chuyển mình”.
Tác giả Nguyễn Thanh đã chỉ rõ tầm quan trọng của ban lãnh đạo nhà trường trong công cuộc kiến thiết trường học hạnh phúc. Hiệu trưởng nhà trường khi này không chỉ đóng vai trò là người quản lý, điều hành, ra quyết định mà còn là một vị “lãnh tụ” tư tưởng cho cả học sinh lẫn giáo viên.
Bên cạnh đó, người đứng đầu nhà trường này còn đóng vai trò của người truyền cảm hứng và động lực, giải quyết các xung đột và xây dựng một môi trường học đường hài hòa, đưa ra các chính chính sách và chiến lược dài hạn, tạo sự gắn kết giữa nhà trường phụ huynh và công đồng xã hội.
Sách Lãnh đạo trường học hạnh phúc. Ảnh: P.T. |
Trong cuốn sách, tác giả cũng chỉ ra lý do một số quốc gia trên thế giới áp dụng thành công mô hình trường học hạnh phúc.
Theo tác giả, trường học hạnh phúc không có một phương thức chung, motif chung nhất dành cho tất thảy. Mỗi quốc gia sẽ đều có cách tiếp cận riêng dựa trên văn hóa, hệ thống giáo dục và các ưu tiên xã hội của mình nhưng tất cả đều hướng tới việc xây dựng một môi trường học đường nơi hạnh phúc của học sinh, giáo viên là trung tâm. Phần Lan là một trong những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới, cũng là ví dụ điển hình về áp lực mô hình trường học hạnh phúc.
Phần Lan xây dựng hệ thống giáo dục xoay quanh sự tôn trọng, sáng tạo và phát triển toàn diện, tập trung vào việc đảm bảo học sinh, giáo viên đều cảm thấy hạnh phúc trong môi trường học tập. Mô hình giáo dục của Nhật Bản chú trọng đến việc xây dựng tinh thần trách nhiệm, sự tôn trọng và kỷ luật cá nhân, nhưng vẫn đảm bảo rằng học sinh cảm thấy hạnh phúc và gắn kết.
Trường học trở nên hạnh phúc khi tất cả thành viên trong trường hạnh phúc. Muốn có được đội ngũ giáo viên hạnh phúc thì chìa khóa đơn giản và hữu hiệu nhất chính là công nhận và khen thưởng. Điều này khiến họ “có động lực mạnh mẽ hơn trong cong việc giảng dạy, gắn bó với học sinh và đóng góp tích cực vào cộng đồng học đường”. Phương pháp này không chỉ là những biện pháp quản lý hữu hiệu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hạnh phúc và tạo động lực làm việc cho giáo viên.
Trường học hạnh phúc không chỉ là nơi học sinh đạt được thành tích cao mà còn là nơi các em được phát triển toàn diện. Để làm được điều đó, lãnh đạo nhà trường phải hiểu đúng về “phát triển học sinh toàn diện”.
Phát triển học sinh toàn diện hiểu một cách đơn giản chính là “phát triển nhiều khía cạnh của mỗi cá nhân, từ trí tuệ, thể chất, cảm xúc cho đến các kỹ năng xã hội”. Từ đó có thể tạo nên bước đệm hoàn hảo giúp các em có thể khai phá các khía cạnh tiềm năng trong mình.
Bên cạnh việc cung cấp các phương pháp cụ thể để các nhà lãnh đạo có thể xây dựng được mô hình trường học hạnh phúc, cá nhân hạnh phúc, sách Lãnh đạo trường học hạnh phúccòn cung cấp cho bạn đọc các bộ tiêu chuẩn về trường học hạnh phúc - môi trường học tích cực; Hạnh phúc trong trường học;…các thang đo hạnh phúc; bảng câu hỏi khảo sát hạnh phúc dành cho giáo viên và học sinh.
Bộ công cụ này sẽ giúp ích cho các nhà lãnh đạo luôn luôn cập nhật được tình trạng ngôi trường của mình đang quản lý bởi “việc cải thiện hạnh phúc trong trong trường học là hành trình liên tục, nơi mỗi phản hồi là một bước tiến tới trong một môi trường giáo dục tốt đẹp hơn”.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
Thanh tra Bộ Văn hóa phản hồi vụ 300 phim bị hỏng ở Hãng phim truyện Việt Nam
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Tổ chức cuộc thi tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng
Dầu Tiếng tổ chức hội thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ huyện qua 20 năm tái lập
Phường Vĩnh Phú, TX.Thuận An: Xây dựng hình ảnh cán bộ, công chức chuyên nghiệp, thân thiện
Những cuốn sách đề cập loạt vấn đề môi trường nhức nhối
Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc ngày 9/9
Thị đoàn Dĩ An: Tặng thẻ bảo hiểm y tế cho thiếu nhi lớp học tình thương
Hội LHTN Việt Nam khối Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2019
Cặp chị em sinh đôi xinh như hotgirl của bóng rổ nữ Việt Nam tại SEA Games 31.
Tổ chức thi tuyển Phó Giám đốc Sở Xây dựng