您的当前位置:首页 >Cúp C2 >Đồng lòng chống dịch bắt đầu từ mỗi gia đình_bang xep bong da phap 正文

Đồng lòng chống dịch bắt đầu từ mỗi gia đình_bang xep bong da phap

时间:2025-01-23 13:43:07 来源:网络整理编辑:Cúp C2

核心提示

Tin thể thao 24H Đồng lòng chống dịch bắt đầu từ mỗi gia đình_bang xep bong da phap

Thời gian vừa qua,Đồnglòngchốngdịchbắtđầutừmỗigiađìbang xep bong da phap chứng kiến biết bao bất ổn, khó khăn và cả những tin đồn thất thiệt mùa dịch bệnh, hẳn đã khiến nhiều người trong chúng ta cảm thấy mỏi mệt. Kỳ thực, bản thân tôi nhận ra rằng, để có thể chống chọi với đại dịch, ngoài việc rèn luyện thể chất, chúng ta còn cần tập trung bình ổn tâm lý, khôi phục sức khỏe tinh thần cho bản thân và gia đình.

Cuộc chiến với Covid-19 hãy còn dài cũng như hệ luỵ của nó không chỉ là câu chuyện hiện tại. Nếu không biết cách giữ vững tinh thần tốt, ta sẽ dễ dàng ngã quỵ trước áp lực cũng như căng thẳng hàng ngày. Hãy cùng tôi tham khảo một vài lời khuyên để bình ổn tinh thần mùa dịch nhé.

1. Kiểm soát những vấn đề cần thiết

Khi đối mặt với đại dịch, trong đầu chúng ta sẽ có vô số những vấn đề cần lo toan. Người trẻ lo lắng cho diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các bậc cha mẹ lo lắng cho con cái không đảm bảo sức khỏe. Nếu kinh doanh, bạn lại băn khoăn cho lợi nhuận giảm sút những ngày dịch này. Tương tự, những người làm văn phòng hoặc công nhân lại sợ hãi việc thất nghiệp sau dịch bệnh. Tuy nhiên, trong muôn vàn những điều lo lắng ấy, bạn hãy bình tâm suy nghĩ xem: Đâu là điều bạn có thể tập trung làm được? Đâu là điều ngoài tầm kiểm soát của bản thân mình?

Chẳng hạn, mỗi người chúng ta đều có chung những băn khoăn về đại dịch: bao giờ dịch Covid-19 này sẽ kết thúc tại Việt Nam? Khi nào, chúng ta sẽ được chích vắc-xin toàn dân?

{keywords}
Ảnh: Trương Thanh Tùng

Kỳ thực, nếu chỉ là một người dân bình thường, tất cả chúng ta sẽ không thể giải quyết triệt để các băn khoăn mang tầm vĩ mô này. Chúng ta chỉ nên đặt lòng tin vào chính quyền và tích cực hợp tác với các tổ chức y tế cộng đồng, chung tay cùng những chiến dịch phòng chống dịch tại địa phương mình đang cư trú. Đó là phương thức hữu hiệu nhất giúp thành phố chúng ta nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh.

Thay vì quá lo lắng vì những điều ngoài tầm tay, mỗi người chúng ta hãy nỗ lực làm những việc nhỏ nhưng cần thiết cho bản thân và gia đình.

Để giải quyết nỗi bận tâm về sức khoẻ, việc chúng ta nên làm là đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hạn chế tuyệt đối việc ra ngoài, rèn luyện thể chất cũng như trị liệu tinh thần…

Tương tự như thế, khi đối mặt với nỗi lo về gia đình, bạn hãy điều chỉnh kế hoạch chi tiêu, sắp xếp lại thời gian biểu, giúp gia đình mình có khả năng thích ứng với hoàn cảnh xã hội hiện tại.

Nếu băn khoăn với nỗi lo về công việc, hãy tận dụng thời gian này phát triển năng lực bản thân, cố gắng hoàn thành công việc hiệu quả hơn cũng như lên kế hoạch quản lý chi tiêu tốt hơn đề phòng dịch bệnh ảnh hưởng tới nguồn thu nhập cá nhân.

Tạm gác lại những nỗi lo ngoài tầm với, bạn hãy tập trung vào những điều bản thân có thể làm được. Cũng chính điều này sẽ khiến tinh thần bạn trở nên nhẹ nhõm, bình thản hơn.

2. Hạn chế việc lên mạng, tiếp thu quá nhiều nguồn tin tức ngoài luồng

Thời điểm dịch bệnh bùng phát cũng là khoảng thời gian “lên ngôi” của vô số tin tức trên mạng xã hội. Nhiều cá nhân đã tận dụng thời điểm nhạy cảm này để phổ biến những tin đồn vô căn cứ, gây hoang mang dư luận. Và như một hệ quả tất yếu, việc tiếp nhận quá nhiều tin tức, đặc biệt những tin tức không chính thống, càng khiến cho tinh thần của chúng ta thêm tiêu cực, thậm chí là bất an lo lắng triền miên.

Khi dịch bệnh mới xuất hiện tại Việt Nam, bản thân tôi, như một phản xạ quen thuộc, ngày nào cũng lướt Facebook, Zalo và vô số mạng xã hội để cập nhật thông tin. Tôi đọc tất cả các loại tin tức “thượng vàng, hạ cám” liên quan đến dịch bệnh.

Nhiều bạn hẳn cũng có thói quen như tôi, vì ai cũng cảm thấy rằng việc cập nhật thông tin thường xuyên sẽ giúp cho bản thân nắm được tình hình tốt hơn, đề phòng mọi tình huống bất trắc xảy ra cho mình. Dù thế, lợi bất cập hại, bản thân tôi sau một vài tuần đắm chìm trong tin tức đã bị stress nặng nề. Tinh thần của tôi ngày càng xuống dốc bởi những ám ảnh không tên do chìm đắm vào luồng thông tin ngập tràn trên mạng.

Chỉ khi quyết định buông điện thoại xuống, hạn chế tối đa việc xem tin tức, bản thân tôi mới cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Tinh thần cũng vì thế mà sáng suốt trở lại. Và từ đó, tôi nhận ra rằng thông tin không phải là một điều hiếm hoi trong xã hội ngày nay, khi xung quanh ta có vô vàn kết nối từ tivi, đài, báo cho đến mạng xã hội, tin nhắn…

Dù có hay không việc theo dõi tin tức thì những thông tin quan trọng vẫn sẽ đến với bạn. Nếu vẫn muốn cập nhật thường xuyên, bạn chỉ cần chọn một vài kênh báo đài chính thống để xem cũng đủ cập nhật thông tin. Phương thức này vừa giúp bạn bình ổn tinh thần mà vẫn nắm bắt được những tin tức cần thiết để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.

3. Thúc đẩy văn hóa đọc

Như chúng ta đã biết, dịch bệnh đã và đang gây ra rất nhiều tác động về tâm lý cũng như tinh thần của đại đa số người dân trên khắp hành tinh này.

Để tránh rơi vào tình trạng bất an, chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ đang trong độ tuổi đến trường, hãy tự tìm ra cho mình một thú vui tinh thần bằng cách nghe, đọc, xem...các sản phẩm văn hóa của nhân loại.

Với bản thân tôi, lựa chọn hàng đầu trong mùa dịch bệnh vẫn là đọc sách. Không chỉ thúc đẩy tinh thần, thói quen đọc sách còn giúp chúng ta tiếp nhận thêm nhiều kiến thức phong phú, được thỏa mãn trí tưởng tượng, mở ra nhiều cuộc tiếp xúc văn hóa độc đáo.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng dễ dàng có được một khoảng thời gian tĩnh tâm an trí, góp phần rèn luyện nhân cách và những phẩm chất tốt đẹp thông qua việc đọc sách hằng ngày.

Tôi được biết tại nước Pháp và nhiều quốc gia ở châu Âu, trong thời kỳ giãn cách xã hội, các hiệu sách báo vẫn được phép mở cửa, tương tự như các siêu thị hoặc các cửa hàng bán đồ nhu yếu phẩm. Cũng bởi trong tư tưởng của người Pháp nói riêng và châu Âu nói chung, văn hóa đọc là một nhu cầu cực kỳ thiết yếu của cuộc sống, không khác gì những nhu cầu bản ngã khác của con người như tiếp nhận thực phẩm, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí…Còn tại Việt Nam chúng ta, dù văn hóa đọc chưa thật sự được chú trọng trên bình diện xã hội rộng rãi như thế, nhưng mỗi người hoàn toàn có thể tự trau dồi cũng như thúc đẩy văn hóa đọc cho riêng mình.

Theo dõi báo chí, tôi được biết đã có rất nhiều dự án chuyển giao sách vở của các tình nguyện viên vào các khu cách ly tập trung cho các bệnh nhân có biểu hiện nhẹ hoặc những người thuộc diện F1 thư giãn và giải khuây hằng ngày.

Tương tự như thế, trên các diễn đàn mạng xã hội, đã có vô số các chương trình Ô cửa sách, Kể chuyện trẻ em…nhằm kiến tạo một không gian đọc sách “ảo” nhưng cực kỳ thiết  thực cho các độc giả tùy thuộc theo sở thích và từng độ tuổi. Thiết nghĩ, đó cũng là phương thức tạo động lực một cách tích cực nhất cho mỗi người vượt qua khoảng thời gian mỏi mệt và trì trệ tâm lý trong dịch bệnh.

Trong thời đại ngày nay nói chung và thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang tiến triển ngày một phức tạp, việc thúc đẩy văn hóa đọc cũng như thói quen tự học, tự tìm kiếm tri thức là một trong những phương thức khả dĩ để sinh tồn và phát triển.

Các bạn trẻ, thay vì bi quan cho tương lai sắp đến, hãy chấp nhận sống cùng với Covid-19, tận dụng mọi điều kiện vật chất tiến bộ trong thời kỳ phát triển công nghệ như vũ bão hiện nay, để đối diện và chống chọi với dịch bệnh cũng như cơn giận dữ của thiên nhiên trong các thập niên tới.

Độc giả:Trần Huỳnh Tuyết Như

Câu chuyện về lòng nhân ái giữa Sài Gòn

Câu chuyện về lòng nhân ái giữa Sài Gòn

Sài Gòn vẫn còn những tấm lòng thơm thảo, tình yêu thương vẫn sẽ lan tỏa khắp thành phố này. Dẫu phố giăng dây, nhưng chẳng thể ngăn lòng người nối liền một khối.