您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

Chân dung nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh_kết quả roma hôm nay

Cúp C12人已围观

简介Bản tình ca cho nhiều thế hệQuay trở lại câu chuyện của nhiều năm trước, nhà thơ ...

Bản tình ca cho nhiều thế hệ

Quay trở lại câu chuyện của nhiều năm trước,ândungnữsĩĐặngNguyệkết quả roma hôm nay nhà thơ Đặng Nguyệt Anh đã vượt Trường Sơn để vào Nam chiến đấu. 

Đầu năm 1968, khi vừa tròn đôi mươi, cô gái tràn đầy sức sống Đặng Nguyệt Anh lập gia đình. Tình yêu của cô học trò với người thầy giáo rất đẹp. Cưới nhau Tết năm 1967, gần một năm sau thì chồng vào Nam công tác (hồi đó gọi là đi B). Anh đi được 5 năm, đồng đội ở chiến trường báo tin anh yếu lắm, nếu tổ chức có cho ra Bắc cũng không đủ sức... Thế là, Nguyệt Anh xin phép gia đình và lên Ban Thống nhất Trung ương xin vào Nam, một mặt là công tác, mặt khác là tiện chăm sóc chồng.

Câu chuyện này được ví như bản tình ca bất hủ cho nhiều thế hệ - một tình yêu cháy bóng da diết được chuyển hóa thành thơ: 

“Biết rằng bom đạn gian nan
Xin cha mẹ, con vào Nam tìm chồng

Mưa chiều giăng trắng dòng sông
Trũng sâu mắt mẹ lưng tròng lệ sa”

Đơn giản nhưng thực tế, vô cùng lãng mạn, bay bổng - một trái tim đi tìm tình yêu, cho mình và cho người mình yêu. Cô gái bé nhỏ đã đi theo Đường mòn Hồ Chí Minh hơn 100 ngày đêm và gặp được chồng ở chiến trường Đông Nam bộ. Hai người cùng công tác ở Tiểu ban giáo dục R, thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục Miền Nam. Gần 2 năm sau, họ có bé gái đầu tiên, một bài thơ cũng ra đời Rừng miền đông và con gái tôi

Nhà thơ Đặng Nguyệt Anh cùng chồng.

Cảm hứng từ cuộc đời 

Cảm hứng làm thơ của Đặng Nguyệt Anh chính là từ đời sống và sách vở. Những chuyến đi gặp gỡ, giao lưu với bạn bè mang đến cho bà rung cảm đẹp. Đọc sách, đọc báo đã cho bà cơ hội tìm hiểu nhiều danh nhân, thiên tài, những con người vĩ đại. 

“Tôi hay viết về các danh nhân trong và ngoài nước, trước hết vì kính yêu, ngưỡng vọng và biết ơn họ. Chính họ đã góp phần làm nên lịch sử, văn hóa nhân loại. Trong các nhà thơ Đông Tây kim cổ, không ít người là thần tượng của tôi. Việt Nam có Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... tôi không chỉ ngưỡng mộ tài năng, mà cả nhân cách lớn lao. Tôi rất thích Đỗ Phủ, thiên tài xuyên suốt mọi thời đại. Thích Puskin và phong cách quý tộc của ông: Danh dự đặt lên hàng đầu! Cùng một tình yêu cao đẹp: Cầu mong em yêu được người như tôi đã yêu em...”- là những lời tâm huyết của bà. 

Khi được hỏi về bí kíp để “ngôn từ sử dụng như có phép màu” với “những vần thơ nâng bổng tâm hồn người đọc”, nhà thơ Đặng Nguyệt Anh tâm sự: “Tôi phải đội ơn Thượng đế cho mình được sinh ra, lớn lên trong một gia đình và quê hương giàu truyền thống văn hóa. Cha tôi là nhà giáo, nhà thơ, gia đình truyền đời đi dạy học. Tôi học Văn ở Đại học Sư phạm, có thời gian dài dạy Văn ở trường THPT Marie Curie. Đó chính là nền tảng của văn chương. Bản thân được học hành tử tế và luôn luôn có ý thức rèn luyện, tích lũy vốn liếng.

"Tôi kính yêu, ngưỡng vọng và biết ơn các danh nhân, chính họ đã góp phần làm nên lịch sử, văn hóa nhân loại"

Ngay bây giờ, nếu gặp một câu thơ, câu văn mới lạ, một lời hay, ý đẹp là tôi lại ghi chép, rồi học thuộc (giống như học ngoại ngữ). Nếu thơ tôi có thể hòa điệu với tâm hồn bạn đọc, có lẽ vì mình viết bằng tấm lòng chân thật, cảm xúc chân thành, giản dị nhất, gần gũi và luôn hướng tới độc giả”. 

Làm thơ với trái tim đôn hậu

Nhà giáo - nhà thơ Đặng Nguyệt Anh đến với thi ca bằng trái tim nhân hậu, đó là nhận xét của rất nhiều người. Thật ngạc nhiên khi một nữ thi sĩ đã qua tuổi cổ lai hy song tâm hồn lại trong trẻo như hạt sương mai đầu xuân. Nụ cười hồn nhiên, tiếng nói nhẹ nhàng, dáng người mảnh mai như muốn thách thức thời gian, bà luôn mang đến sự thư thái và an yên cho người đối diện.  

Cảm động hơn khi biết Đặng Nguyệt Anh là một trong số hiếm hoi những nhà thơ tâm huyết với mong muốn kết nối giao lưu, quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài để bạn bè quốc tế cùng chiêm nghiệm, thưởng thức.

Bà cho biết: “Thơ cần có độc giả. Với người làm thơ như tôi, thêm một độc giả là thêm một niềm vui. Không chỉ có độc giả trong nước, mà tôi ước muốn đông đảo bạn bè trên thế giới cùng đồng cảm chia sẻ với mình. Thơ ca có thể vượt qua biên giới quốc gia. Được như thế là hạnh phúc lớn lao. Vì vậy, tôi quyết định đưa đứa con tinh thần ra nước ngoài. Tập thơ Trái tim không biết quỳđược Ukiyoto xuất bản đầu năm 2023, tôi đã viết rải rác suốt hành trình sáng tạo hơn nửa thế kỷ. Tôi chọn những bài ngắn dịch đơn giản và bạn đọc ngoại quốc dễ tiếp cận hơn”. 

Sau này, khi gửi thơ đã chuyển ngữ cho đồng nghiệp nước ngoài thẩm định, họ nhận xét: “Đó là những áng thơ giúp chúng tôi hiểu hơn về Việt Nam, về những con người chịu thương chịu khó, bình dị nhưng vô cùng đẹp, khắc họa lên một đất nước yêu chuộng hòa bình”.

Đọc những câu thơ uyển chuyển, súc tích của nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh, trí tưởng tượng của độc giả có dịp được bay xa, bay cao, trở về miền ký ức xưa từng được xem qua màn ảnh nhỏ cũng như những câu chuyện kể của cha mẹ. Tình cảm dành cho quê hương quá đỗi sâu nặng, những câu thơ nhẹ nhàng, êm ái với hình ảnh người bà, người mẹ khiến tâm hồn xao xuyến. 

Có nhiều bài thơ về những địa danh, khung cảnh đất trời, thiên nhiên bao la mà qua đó người đọc bị “dẫn dụ” cùng thưởng ngoạn với tâm hồn thi sĩ. Chúng ta như quên hết mọi sầu lo, chỉ muốn thăng hoa cùng câu chữ để rồi sực tỉnh: “hẳn là tác giả với sự trải nghiệm sâu sắc của mình cùng với trái tim đa cảm mới có thể truyền thụ một cách tự nhiên đến thế!”. 

Những áng thơ khi lục bát, khi tự do, khi hào hùng như trường ca không làm nhà thơ bị lệ thuộc vào sự cầu kỳ bay lượn chữ nghĩa mà đặc biệt xúc động, thậm chí có lúc thổn thức, day dứt về phận đời. 

Qua những sáng tác của Đặng Nguyệt Anh, người đọc hiểu thêm về nội tâm của nữ sĩ không cao vọng chức phận, không mưu cầu danh lợi, chắt chiu từng khoảnh khắc đẹp giữa đời thường để dâng hiến cho người đồng cảm. 

Nhà giáo Đặng Nguyệt Anh sinh năm 1948 ở Ninh Trực, Nam Định. Bà là một trong những gương mặt nữ rất được yêu mến trên thi đàn Việt Nam với bút danh: Đặng Diệu Hằng, Ninh Giang, Đặng Túy Hồng. Năm 1973, Đặng Nguyệt Anh vào chiến trường miền Nam và công tác tại Tiểu ban giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục Miền Nam. Sau 1975, bà chuyển công tác vào TP. HCM, làm giáo viên dạy văn tại trường THPT Marie Curie. Đặng Nguyệt Anh là hội viên Hội Nhà văn TP. HCM, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Bà có 12 tập thơ trong nước và 1 tập thơ xuất bản ở nước ngoài.

Một số tác phẩm tiêu biểu: Trường ca Mẹ (NXB Phụ nữ, 1994); Nếu anh biết được(NXB Hội Nhà văn, 1995); Bâng khuâng chiều(NXB Văn học, 1998); Ai đẻ ra trời(NXB Giáo dục, 2001); Trời em áo lụa(NXB Hội Nhà văn, 2006); Thao thức đường trăng(NXB Hội Nhà văn, 2017); Thơ chọn tập 1(NXB Hội Nhà văn, 2019); Trái tim không biết quỳ(NXB Ukiyoto tại Bắc Mỹ, 2023)…

Khánh Phương

Tags:

相关文章



友情链接