Phát huy truyền thống, xây dựng quê hương đẹp giàu_lịch thi đấu ngọai hạng anh

 人参与 | 时间:2025-01-23 12:08:33

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược,áthuytruyềnthốngxâydựngquêhươngđẹpgiàlịch thi đấu ngọai hạng anh cùng với miền Nam đi trước về sau, quân dân Dầu Tiếng đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, góp phần vào thắng lợi chung trên chiến trường, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi tên đất, tên làng ở vùng đất Dầu Tiếng đều thấm đẫm hào khí cách mạng của cha ông và mãi khắc sâu vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Truyền thống anh hùng, bất khuất ấy đang được các thế hệ quân, dân Dầu Tiếng phát huy mạnh mẽ trong dựng xây huyện nhà hôm nay.


Trong nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Dầu Tiếng phát triển theo hướng công nghiệp, thương mại - dịch vụ, nông nghiệp; xây dựng hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa. Ảnh: QUỐC CHIẾN

Thắng lợi “mở đường”

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cùng với Bến Cát và Củ Chi, Dầu Tiếng trở thành căn cứ kháng chiến của cách mạng, căn cứ xây dựng lực lượng, căn cứ hậu cần, căn cứ của các cơ quan chỉ đạo, chỉ huy của Quân khu 7, khu Sài Gòn - Gia Định và nhiều đơn vị, địa phương. Đây cũng là địa bàn làm bàn đạp trong hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực.

Do có vị trí chiến lược như vậy nên Dầu Tiếng đã trở thành nơi đối đầu quyết liệt giữa ta và địch trong suốt 30 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong đó, chiến thắng vang dội của quân và dân Dầu Tiếng kết hợp cùng bộ đội chủ lực giải phóng hoàn toàn Dầu Tiếng vào ngày 13-3-1975 đã tô đậm lịch sử vẻ vang chống ngoại xâm của quê hương Dầu Tiếng và cả nước nói chung.

Theo các tài liệu lịch sử, sau đợt 1 chiến dịch đường 14 - Phước Long giành thắng lợi, quân dân Phước Long (nay là Bình Phước) phối hợp với bộ đội chủ lực Miền mở tiếp đợt 2 tấn công đánh chiếm các mục tiêu từ Bù Na đến Đồng Xoài và bao vây tỉnh lỵ Phước Long. Ngày 6-1, tỉnh Phước Long được giải phóng hoàn toàn. Tin chiến thắng Phước Long như tiếp thêm sức mạnh cho Đảng bộ, quân và dân huyện Dầu Tiếng bước vào chiến dịch mùa khô 1974-1975 với quyết tâm giải phóng quê hương. Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng 5 giờ sáng ngày 11-3-1975, quân dân Dầu Tiếng cùng các mũi tiến công của bộ đội chủ lực Sư đoàn 9 đã đồng loạt nổ súng tiến công địch ở các mục tiêu quan trọng đã được xác định như Thanh An, Cầu Tàu, chi khu Dầu Tiếng, sân bay…

Trước sức tấn công như vũ bão của quân ta, nhiều vị trí của địch nhanh chóng bị ta chiếm giữ, nhất là các vị trí trọng yếu. Mặc dù ra sức cố thủ và chống trả quyết liệt nhưng chỉ sau hơn 1 ngày giao tranh, các vị trí của địch trên đất Dầu Tiếng đã bị xóa sổ hoàn toàn. Đúng 10 giờ ngày 13-3, lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đã tung bay trên nóc dinh quận trưởng Dầu Tiếng. Bộ máy ngụy quyền địch ở Dầu Tiếng hoàn toàn tan rã.

Với việc giải phóng hoàn toàn huyện Dầu Tiếng, ta đã chặt đứt một mắt xích quan trọng, một vị trí xung yếu nhất trong tuyến phòng thủ trung gian của địch ở phía bắc - tây bắc Sài Gòn, trực tiếp uy hiếp mạnh căn cứ Đồng Dù và tiểu khu Bình Dương của địch. Chiến thắng Phước Long, Dầu Tiếng, Tây nguyên, Huế, Đà Nẵng… đã làm nức lòng quân dân cả nước. Đặc biệt, trước sự phát triển mau lẹ của chiến trường, ngày 31-3-1975, Bộ Chính trị họp và khẳng định cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã bước vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng trong tháng 4-1975. Ngày 14-4-1975, Bộ Chính trị quyết định đặt tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Đất lửa đổi thay

Nằm giữa 2 con sông Sài Gòn và Thị Tính, vùng đất Dầu Tiếng được thiên nhiên ban tặng những điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cao su, cây có múi… Nhưng năm qua huyện đã tập trung phát triển nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, áp dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi mô hình sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ. Đồng thời, huyện đã chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo từng giai đoạn.

Trên cơ sở đó, huyện đã chú trọng thực hiện các dự án khuyến nông; các đề án nông nghiệp; phát triển mô hình cây ăn quả. Đến nay, toàn huyện có trên 650 ha diện tích cây ăn quả, tăng 100% so với cách đây 5 năm. Bên cạnh đó, các mô hình chăn nuôi trang trại theo hướng công nghệ cao ngày càng mang lại hiệu quả cao và mở ra nhiều triển vọng. Đến nay, toàn huyện có trên 200 trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chiếm gần 2/3 và đang có xu hướng phát triển mạnh.

Một trong những dấu ấn rõ nét trong trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Dầu Tiếng sau hơn 20 năm tái lập đó là việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình, bộ mặt nhiều vùng nông thôn của huyện đã có những thay đổi mạnh mẽ. Bà Nguyễn Thị Mai, ở ấp Định Thọ, xã Định Hiệp, cho biết so với ngày trước bây giờ có rất nhiều đổi thay tích cực. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Đường sá rộng mở khang trang, không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại mà còn phục vụ tốt vận chuyển hàng hóa, phát triển kinh tế của người dân.

Ông Nguyễn Thành Dự, Chủ tịch UBND xã Thanh An - địa phương đi đầu trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh - cho biết nhờ sự quan tâm của tỉnh, huyện cùng sự chung tay, góp sức của người dân, xã Thanh An đã đạt được nhiều kết quả trong công tác xây dựng nông thôn mới cũng như trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung. Nông thôn mới đã mang lại những đổi thay nhanh chóng. Cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển, nhất là hệ thống giao thông kết nối rộng khắp. Đời sống, thu nhập của người dân không ngừng được cải thiện. Năm 2019, xã Thanh An đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Ông Nguyễn Phương Linh, Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng, cho biết thấm nhuần chủ trương xây dựng nông thôn mới gắn liền với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, tạo cơ sở hạ tầng khang trang và môi trường sống nông thôn tốt hơn, những năm qua Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc với quyết tâm mạnh mẽ để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, đến nay huyện đã được công nhận “Huyện đạt chuẩn nông thôn mới” và hiện đã có 5/11 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Theo kế hoạch, trong năm 2021 huyện phấn đấu có từ 7 - 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Hướng đến phát triển bền vững

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Dầu Tiếng lần thứ V, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định mục tiêu tổng quát của cả nhiệm kỳ, trong đó nhấn mạnh bảo đảm phát triển kinh tế bền vững theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ, nông nghiệp; xây dựng hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa…

Để thực hiện mục tiêu đó, huyện đã đề ra các giải pháp, bao gồm: Thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp dựa trên đổi mới thu hút đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ; phát triển các ngành dịch vụ chất lượng tương xứng với công nghiệp và đô thị; tiếp tục phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, hoàn thành và giữ vững các mục tiêu xây dựng nông thôn mới; phát triển đô thị bền vững, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ... Huyện sẽ khai thác lợi thế về quỹ đất để kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó khâu đột phá là hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại và đồng bộ với hệ thống giao thông trong và ngoài tỉnh, mở ra cơ hội phát triển đột phá cho địa phương.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 5 năm (2021-2025), huyện xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế mỗi năm bình quân 14,6%; cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp tương ứng là 57,16%, 27,52%, 15,32%; 100% xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, phấn đấu có 1 - 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Với truyền thống anh dũng, bất khuất trong kháng chiến và tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo trong xây dựng, phát triển quê hương, tin tưởng rằng Đảng bộ, quân và dân Dầu Tiếng sẽ thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, tiếp tục đưa huyện nhà không ngừng đi lên văn minh, giàu đẹp.

Ông Nguyễn Chí Trung, Bí thư Huyện ủy Dầu Tiếng, cho rằng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đặt ra, Đảng bộ huyện quyết tâm xây dựng các cấp ủy Đảng trong sạch vững mạnh toàn diện, đồng thời nhận diện những khó khăn thách thức đặt ra, tranh thủ thời cơ và thuận lợi, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh, nâng cao tầm nhìn và sự nhạy bén trong triển khai thực hiện các sách lược phát triển của địa phương, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, để xây dựng và phát triển huyện Dầu Tiếng ngày càng giàu đẹp và văn minh.

 TRÍ DŨNG

顶: 5558踩: 48