Nhiều trở ngại với doanh nghiệp nhỏ
Tháng 10/2015,ệpnhỏkhóchenchânvàocácdựánChínhphủđiệntửsoi keo meo cuoc Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử. Nghị quyết này nêu rõ những nhiệm vụ, giải pháp mà các bộ, ngành, địa phương cần triển khai đồng bộ và hiệu quả trong 3 năm từ 2015 đến 2017 để tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công, xây dựng Chính phủ điện tử. Một trong những mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 36a là đến hết năm 2016 các bộ, ngành Trung ương có 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3; đồng thời tích cực triển khai để cung cấp dịch vụ công mức độ 4.
Đáng chú ý, Nghị quyết 36a nêu rõ định hướng của Chính phủ về việc “đẩy mạnh triển khai hình thức thuê doanh nghiệp CNTT thực hiện dịch vụ cho thuê từng phần hoặc thuê trọn gói, bao gồm: phần cứng, phần mềm, đường truyền, giải pháp… để cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến”. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng có ghi: “Các doanh nghiệp CNTT lớn, trước hết là các doanh nghiệp nhà nước nòng cốt, có giải pháp huy động, tập hợp các doanh nghiệp CNTT vừa và nhỏ tham gia xây dựng, vận hành hệ thống thông tin để phục vụ quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương tới doanh nghiệp, người dân”.
Tuy nhiên, trao đổi với ICTnews, ông Nguyễn Thế Hùng, CEO của Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam cho biết, đối với những dự án CNTT triển khai cho các cơ quan nhà nước, khối Chính phủ, đặc biệt là các dự án CNTT “tầm cỡ” đòi hỏi giá trị dự án lớn cũng như hồ sơ năng lực phải tốt, thường chỉ có những doanh nghiệp lớn trong ngành CNTT mới nhận được; còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như không có cơ hội tham gia. Ông Hùng nhấn mạnh: “Với những doanh nghiệp làm phần mềm nguồn mở thì khó khăn trở ngại trong việc tiếp cận các dự án CNTT ở khối Chính phủ còn nhiều hơn”.
Ông Hùng cũng thẳng thắn chỉ rõ, mặc dù Nghị quyết 36a của Chính phủ có nêu ra phương án “các doanh nghiệp CNTT lớn, trước hết là các doanh nghiệp nhà nước nòng cốt, có giải pháp huy động, tập hợp các doanh nghiệp CNTT vừa và nhỏ tham gia xây dựng, vận hành hệ thống thông tin…”, tuy nhiên thực tế triển khai cho thấy, không có chuyện các doanh nghiệp lớn “chia sẻ” công việc cho các doanh nghiệp nhỏ. “Với các doanh nghiệp lớn, công nghệ của họ thường là độc quyền, không có cơ hội, không có sân chơi cũng như không có cách thức nào để các công ty nhỏ có quyền tiếp cận một cách bình đẳng hoặc tương đối bình đẳng vào những dự án do các doanh nghiệp lớn này triển khai”, ông Hùng chia sẻ.
Mặt khác, ông Hùng nhận định, với các hệ thống phần mềm nguồn đóng, việc huy động các công ty khác nhau cùng tham gia xây dựng và cung cấp dịch vụ là điều khó xảy ra. Ông Hùng lý giải: “Với phần mềm nguồn đóng, các doanh nghiệp thông thường không tiết lộ bí quyết công nghệ của công ty mình, do đó việc phối hợp, hợp tác với các doanh nghiệp khác càng trở nên khó khăn, nhất là trong giai đoạn hiện nay vẫn chưa có những tiêu chuẩn, quy chuẩn để các dịch vụ khác nhau cung cấp cho Chính phủ có thể làm việc được với nhau”.
Trước đó, những băn khoăn liên quan đến vấn đề hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp CNTT trong việc triển khai các dự án xây dựng Chính phủ điện tử đã được lãnh đạo một số doanh nghiệp CNTT chia sẻ tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 36a được Văn phòng Chính phủ chủ trì tổ chức hồi cuối năm 2015.
顶: 16543踩: 32
评论专区