Nhà thơ Trần Đăng Khoa và những bài thơ viết trong ngày Bác Hồ mất_lịch thi đấu bóng đá roma

[Ngoại Hạng Anh] 时间:2025-01-22 08:30:13 来源:PhongThuyBet 作者:Cúp C2 点击:169次

Mỗi năm,àthơTrầnĐăngKhoavànhữngbàithơviếttrongngàyBácHồmấlịch thi đấu bóng đá roma cứ đến Quốc khánh (2/9), ngày Tết Độc lập, chúng ta không khỏi bồi hồi nhớ tới Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và rồi cũng chính ngày 2/9/1969, Bác đã ra đi mãi mãi, để lại cho chúng ta niềm tiếc thương vô hạn.

Trong ký ức của nhà thơ Trần Đăng Khoa, Bác Hồ luôn là một người đặc biệt. Và không chỉ với ông, mà với tất cả trẻ em thế hệ ông đều có chung một niềm yêu kính như thế.

Ông kể rằng, đối với những đứa trẻ thế hệ ông ngày ấy, Bác Hồ như người ông, người bác, người thân trong gia đình. Mỗi lần làm được một việc tốt, các học sinh bạn ông lại viết thư khoe với Bác. Thậm chí có đứa trẻ bị bố mẹ mắng oan cũng viết thư “mách” Bác Hồ.

Tho ve Bac anh 1

“Kính dâng Bác Hồ tập thơ đầu lòng của cháu”

Năm 1968, kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 78 của Bác, tại ngôi trường Trần Đăng Khoa học có phát động phong trào viết thư cho Bác Hồ, báo cáo thành tích làm việc tốt với Bác. Cả lớp viết rào rào. Bao nhiêu việc tốt như: nuôi bò khỏe, tắm cho trâu, nhặt được của rơi trả lại người mất, mang lá ngụy trang ra trận địa cho các chú bộ đội, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ gia đình có người đi chiến trường xa...

Riêng Trần Đăng Khoa chẳng có thành tích gì, ông thực thà thưa với cô giáo rằng: "Em chẳng có gì xứng đáng để báo cáo với Bác”. Cô giáo bảo: “Em được Giải nhất cuộc thi học sinh giỏi văn toàn Miền Bắc, lại biết làm thơ. Đấy chính là thành tích, chứ sao lại nghĩ là em 'chẳng có gì'. Em hãy chép những bài thơ em thích dâng lên Bác đi!”

Và thế là Trần Đăng Khoa chép ra 20 bài, chữ nắn nót cẩn thận. Khoa làm phong bì đưa cho cô giáo và chính cô đã gửi đi cho Trần Đăng Khoa. Ông kể rằng, chẳng biết địa chỉ cụ thể của Bác, chỉ biết đề địa chỉ như thế này: “Kính gửi Bác Hồ kính yêu, địa chỉ: Hà Nội”.

Tho ve Bac anh 2

Bức ảnh chân dung nhà thơ Trần Đăng Khoa chụp ngày 4/9/1969 khi Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo Chủ tịch Hồ Chí Minh mất. Trên ngực trái đeo tang nửa đen nửa đỏ. Ảnh: nhân vật cung cấp.

Sau này, qua cô Lê Thu Trà, Phó chủ tịch Ủy ban Thiếu niên nhi đồng Trung ương nhiều lần về nhà Trần Đăng Khoa chơi và kể rằng, tập thơ đã đến tay Bác Hồ. Bác đọc và khen là thơ cháu Khoa có tứ.

Tập thơ Trần Đăng Khoa dâng Bác ngày ấy đã được lưu giữ trong Bảo tàng Hồ Chí Minh. Năm 1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh kết hợp với Nhà xuất bản Giáo dục in tập thơ này bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Phần tiếng Việt là nguyên bản chữ chép tay của Trần Đăng Khoa năm 1968 và phần tiếng Anh là bản dịch của ba nhà thơ nổi tiếng tại Mỹ, Frest Machant, Lady Boston và Nguyễn Bá Chung.

Hãy là cháu ngoan của Bác Hồ trước rồi làm nhà thơ sau

Vào ngày 30/5/1969, Trần Đăng Khoa lần đầu tiên tới Hà Nội tham quan cùng các thầy cô và các bạn học sinh của trường cấp 1 Quốc Tuấn. Cô Lê Thu Trà báo cáo với Bác là cháu Khoa đang ở Hà Nội. Bác muốn cho Khoa đến gặp Bác vào dịp 1/6 nhưng vì nhiều lý do khách quan, cuộc gặp đã không thành hiện thực.

Có lẽ vì cảm thấu nỗi niềm của Khoa, đồng chí Trường Chinh (nhà thơ Sóng Hồng) đã bảo cô Lê Thu Trà đưa Khoa đến gặp đồng chí tại trụ sở Trung ương Đảng và sau đó nhà thơ Tố Hữu cũng cho Trần Đăng Khoa gặp tại nhà riêng. Khoa nhớ nhất lời chú Tố Hữu nói là “Cháu hãy cố gắng học tập thật tốt, hãy làm cháu ngoan của Bác Hồ trước đã rồi sau đó mới làm nhà thơ”. Đối với Trần Đăng Khoa, đó là một lời dạy bảo rất sâu sắc.

Trong dịp đó, Trần Đăng Khoa làm bài thơ về Nhà Bác Hồ mà đến nay, chúng ta đọc vẫn thấy xúc động.

ĐẤT TRỜI SÁNG LẮM HÔM NAY

“Bác ơi! Cháu đến đây rồi

Ba Đình phượng đỏ, một trời tiếng ve

Cháu nghe Hà Nội vào hè

Hồ Gươm nước biếc, bốn bề hoa tươi

Sang năm Bác tám mươi rồi

Bác ơi! Bác thấy trong người khỏe không?

Hàng ngày chúng cháu ước mong

Bác vui, Bác khỏe là lòng cháu vui

Bác lo nghĩ suốt một đời

Để cho chúng cháu vui chơi từng ngày

Đất trời sáng lắm hôm nay

Cháu nhìn mái ngói bóng cây bồi hồi

Bác ơi! Cháu đến đây rồi

Xanh trên nhà Bác vẫn trời mùa thu...

Điểm hay nhất của bài thơ là Hà Nội giữa mùa hè, nhưng trên mái nhà Bác vẫn xanh vĩnh viễn MÀU của Mùa thu. Mùa thu của Cách mạng Tháng Tám.

Tho ve Bac anh 3

“Cháu thề phấn đấu suốt đời”

Ngược dòng thời gian, 55 năm trước (mùa thu năm 1969), Trần Đăng Khoa bị đau mắt rất nặng nên phải ra Hà Nội lần nữa để chữa bệnh (quê ông ở tỉnh Hải Hưng cũ, nay là tỉnh Hải Dương). Trần Đăng Khoa nhớ rất rõ, sáng 2/9/ 1969, ông Lê Liêm (lúc ấy là Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Ông từng là Chính ủy Mặt trận Điện Biên phủ), ông đón Khoa về nhà chơi và thông báo cho Khoa biết là sức khỏe của Bác Hồ không được tốt. Trần Đăng Khoa khi đó đã có linh cảm về một điều gì đó không bình thường.

Tho ve Bac anh 4

Bức thư bác Lê Liêm viết cho nhà thơ Trần Đăng Khoa. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Bác Lê Liêm bảo Trần Đăng Khoa hãy làm bài thơ nhớ Bác Hồ nên ông càng thấy linh cảm của mình có cơ sở. Tối ấy, 2/9/1969, bác sĩ Thân, một bác sĩ rất giỏi, đang điều trị cho Khoa ở Viện Mắt Trung ương đã đèo Khoa đi một vòng quanh Hồ Gươm. Người dân đông nghịt quanh hồ Hoàn Kiếm chờ xem pháo hoa. Nhưng đêm ấy, Hà Nội không bắn pháo hoa. Khoa càng tin là Bác đã mất thật rồi. Nhớ lời bác Lê Liêm, Khoa muốn viết bài thơ nhớ Bác, nhưng lại sợ xúi quẩy, rồi cứ hong hóng tin từ Đài Tiếng nói Việt Nam.

Sáng sớm ngày 4/9, trong chương trình Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo chính thức Bác mất. Hôm ấy mưa tầm tã. Và rồi mưa suốt những ngày viếng Bác. Khoa vô cùng xúc động viết luôn bài thơ “Cháu thề phấn đấu suốt đời”, nhờ người chuyển cho bác Lê Liêm. Bài thơ in ngay trên báo Người Giáo viên Nhân Dân, nay là báo Giáo dục & Thời đại. Đó là bài thơ in sớm nhất về sự kiện đau thương của dân tộc ta: Bác đã ra đi. Ngày hôm sau, bài thơ đăng lại trên báo Nhân dânrồi cuối tuần in tiếp trên báo Văn Nghệ

CHÁU THẾ PHẤN ĐẤU SUỐT ĐỜI

Cháu buốt ở trong tim này

Chỗ đeo tang suốt đêm ngày Bác ơi

Cháu không nói được nên lời

Ruột gan nhức nhối đất trời quặn đau

Bác ơi, Bác vội đi đâu

Để cho cháu chịu nỗi đau muôn đời

Mắt cháu tưởng đã mờ rồi

Cháu ngồi cháu khóc đất trời đổ mưa

Bác ơi, cháu chẳng bao giờ

Còn vui gặp Bác cháu chờ đã lâu

Bác cho chúng cháu mai sau

Núi sông bất khuất mạnh giàu sáng tươi

Cháu thề phấn đấu suốt đời

Như lời Bác dạy, nên người Bác mong…

Tho ve Bac anh 5

Hồi ức của nhà thơ Trần Đăng Khoa về bài thơ viết trong ngày Bác Hồ mất.

Ngày 9/9/1969, Lễ truy điệu Bác, Trần Đăng Khoa lại viết tiếp bài “Em gặp Bác Hồ”, kể lại giấc mơ gặp Bác. Bác vào bệnh viện thăm, đắp lại chăn cho Khoa.

“Rồi Bác ra rất êm…

Bác đi, Bác đi rồi

Em bỗng òa lên khóc

Tỉnh dậy thấy ướt đầm mái tóc

Nhìn xem Bác có đâu đây

Chỉ thấy đầy trời đèn sáng mưa bay

Người người lặng im đi viếng Bác

Bóng đèn rưng rưng nước mắt…

Đúng rồi

Bệnh viện em vừa truy điệu Bác chiều nay

Nhưng Bác chỉ yên nghỉ ban ngày

Còn ban đêm là Bác rời linh cữu

Bác chào chú đứng gác

Rồi đi vòng quanh khắp trên thế giới

Để chăm sóc trẻ con

Nhất là đứa nào phải nằm trong bệnh viện”…

Bài thơ “Cháu thề phấn đấu suốt đời” của Trần Đăng Khoa là một trong những bài thơ đầu tiên và cũng là một trong những bài thơ được in sớm nhất viết về Bác Hồ mất. Kỷ niệm về Bác Hồ trong thơ của Trần Đăng Khoa thật sâu sắc và cảm động. Và những điều Khoa nghĩ trong bài thơ ấy đã ảnh hưởng suốt đời để nhà thơ Trần Đăng Khoa trưởng thành như ngày hôm nay.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

(责任编辑:Cúp C2)

    相关内容
    精彩推荐
    热门点击
    友情链接