Na Lan chưa từng trễ giờ,ệnHồTuyệtMệkq bóng đá thổ nhĩ kỳ chuyến tàu thủy sang sông tiếp theo xuất phát lúc 9:25, trước đó mười phút cô đã đến bến phà mua vé xong xuôi.
Nhưng vấn đề là tàu lại trễ giờ.
Điều này Na Lan cũng đã quen, nên đối với bất cứ cuộc hẹn nào cô cũng luôn là người đến sớm hoặc đến đúng giờ. Thói quen này đã có từ nhỏ. Đối với tôi hoặc bạn, sau khi bị chưng hửng chờ suông, thì thói quen đúng giờ của chúng ta chắc sẽ bị biến dạng, ta sẽ "không thật thà như thế nữa". Nhưng Na Lan là cô gái rất khó bị "biến dạng" như vậy. Khoa tâm lý trường đại học Giang Kinh vốn nổi tiếng là lắm người đẹp, một cô gái tầm cỡ như Na Lan – nói theo kiểu của các chàng trai hay cợt nhả- cô sẽ sớm bị xã hội "biến dạng" để mà sớm làm vợ, hoặc chí ít cũng là "bồ nhí" của ai đó. Nhưng cô vẫn độc thân, mải miết thi cử, nghiên cứu, khảo sát (tư vấn tâm lý).
Na Lan nhìn về phía đảo Hồ Tâm. Một vùng xanh mơn mởn dưới ánh nắng rực rỡ, chắc đảo đã được phủ kín cây xanh. Cô ước lượng khoảng cách từ đây đến đảo chỉ 3km là cùng, nếu đeo chân nhái thì có thể bơi sang đó ngon lành. Từ năm lên bảy tuổi Na Lan đã được người cha sát sao hướng dẫn tập bơi bất kể mùa hè mùa đông. Sau đó, cô trở thành thành viên đội bơi trường thể dục thể thao thiếu niên, hiện tại cô đang là đội trưởng đội bơi của đại học Giang Kinh.
Sắp đến ngày giỗ cha lần thứ năm mà hung thủ vẫn đứng ngoài vòng pháp luật. Hương hồn của cha giờ đang ở đâu?
Nghĩ đến người cha, cô cố gắng hít thở thật sâu. Giờ không phải lúc bùi ngùi thương cảm.
Con tàu đã bắt đầu rời đảo Hồ Tâm chạy sang bên này. Nó chạy vội vã, hình như biết lỗi vì sang trễ giờ và muốn bù lại thời gian đã phí phạm.
Trong lúc chờ đợi, Na Lan điểm lại một lượt nhiệm vụ ngày hôm nay: gặp rồi sẽ nói gì, nếu không kết quả thì sao, thế nào được coi là có hiệu quả, nếu không có thu hoạch gì thì trở về sẽ báo cáo ra sao...
Nhưng dù sao đối tượng hôm nay cô trò chuyện cũng không phải một tội phạm hình sự nguy hiểm.
Ba tháng vừa qua ngày nào Na Lan cũng đi xe buýt đến trại giam phường Giang Thành để phỏng vấn tội phạm hình sự, thực hiện khóa luận tốt nghiệp theo chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn. Cô cho rằng đó là một đề tài bình thường và có ý nghĩa vừa phải, nhưng lại "được" tập san nội bộ nhà trường thổi phồng thành "một luận văn tốt nghiệp đầy tham vọng của khoa tâm lý". Thông qua thống kê phân tích môi trường trưởng thành, tình trạng tâm lý và động cơ gây án, cô muốn tìm ra quy luật tâm lý của các tội phạm hình sự. Khi nói chuyện với họ, dẫu có cảnh sát đứng bên hỗ trợ, Na Lan cũng chưa bao giờ thấy thân thiện thoải mái. Cô đã phải chịu đựng rất nhiều sự công kích ác độc, lạnh nhạt khinh thường và chớt nhả trắng trợn của họ.
Cho nên, khi kỳ nghỉ hè vừa đến, cô bèn tạm biệt cuộc sống "tự hủy diệt" ấy, lựa cơ hội tìm kiếm một công việc nhàn nhã lành mạnh hơn một chút.
Những điều này đều là tổng kết của Đào Tử.
Đào Tử và Na Lan là hai nữ hoàng sắc đẹp của khoa Tâm lý đại học Giang Kinh. Các giáo sư cao tuổi nhớ lại rằng, hồi xưa khoa Tâm lý đã từng cùng lúc xuất hiện hai cô bạn thân tài sắc vẹn toàn, ấy là 25 năm về trước. Hai nữ nhân vật trong thế kỷ trước, giờ đây một người đang là Thứ trưởng Bộ ngoại giao, người kia là Tổng Giám đốc chuỗi Trung tâm phục hồi sức khỏe bên Mỹ, "đẳng cấp" triệu đô.
Tàu đã cập bờ, cửa mở toang. Khách xuống tàu vội vàng, khách lên tàu cũng vội chẳng kém. Không kể Na Lan, xem chừng những người kia đều là nội trợ hoặc người giúp việc, họ đi chợ sớm mua sắm, tay xách làn to túi nhỏ, muốn trở về đảo Hồ Tâm mát mẻ trước giờ cao điểm mặt trời ra oai nắng gắt.
Ông chủ tàu trạc ngoài 40 tuổi, đầu nhẵn thin, chẳng rõ do hói đầu hay cắt trọc, mắt đeo kính râm to đùng che gần hết nửa khuôn mặt. Kể cũng phải. Suốt ngày lái tàu dưới nắng chói chang mà không đeo kính thì mới là lạ! Ông ta thấp người nhưng rất vạm vỡ, đùi to tướng như hai cây cột, lái tàu rất êm, hành khách không hề thấy tròng trành. Ông ta hầu như quen khắp lượt hành khách, trò chuyện rất cởi mở tự nhiên. Nhìn thấy Na Lan, ông ta cười nói: "Tôi đánh liều đoán thử nhé, cô sang gặp Tần Hoài, đúng không?"
Na Lan tươi cười đáp lại: "tàu của ông có gương không?"
Ông ta ngớ ra. Cô nói tiếp: "Lúc sớm ra khỏi nhà tôi đã soi gương, chẳng thấy mẩu giấy nào dán vào tôi viết rằng tôi đi gặp ai, sao ông lại đoán thế?"
Vài hành khách dỏng tai lắng nghe, rồi bật cười. Ông chủ tàu nói: "Đoán thì khó gì? Một cô gái xinh đẹp, đóng bộ nghiêm chỉnh, lại đi một mình... Tôi dám chắc là sang tìm Tần Hoài"
"Chắc cô hâm mộ nên mới sang gặp?"
"Hoặc là bạn gái, ai mà biết được? đó là chuyện riêng tư của người ta"
Ông ta lại nhìn Na Lan một lượt: "À, chắc cô là..."
Na Lan nghĩ bụng, đây là chuyện riêng của tôi, nhưng ngoài miệng lại cười: "Tôi có việc công"
"Việc công à?"
"Về chuyện viết sách" là việc công hay tư, Na Lan chẳng muốn nói thêm nữa.
Ông ta vỗ lên cái đầu nhẵn thin của mình: "Ôi, tôi rõ thật là... Anh ta chuyên viết văn, thì công việc chính là nói về bản thảo. Cô là nhà xuất bản nào thế?"
"Tôi chỉ là nhân viên nhà xuất bản. Họ cử sang để... làm trợ lý cho anh ta." Nhưng cô biết ngay mình đã nói hớ, không thể rút lại lời đã buột miệng, chỉ mong tiếng còi tàu thủy đủ để làm nhiễu "ra-đa" của mấy người khách đi tàu.
Nhưng "máy bắt sóng vệ tinh" của họ chống nhiễu rất tốt, ai cũng tủm tỉm tỏ ra mình đã thừa hiểu cả, các tờ báo lá cải hay loan tin nên họ đều biết "trợ lý" nghĩa là gì.
Có lẽ đeo thêm chân nhái mà bơi sang đảo Hồ Tâm cũng là một ý không tồi.
Rốt cuộc cũng đã sang đến nơi. Con tàu chầm chậm chạy nửa vòng quanh đảo Hồ Tâm, mé bên kia không có đá ghềnh thì mới có thể cập bờ.
评论专区