Giá trị dinh dưỡng của tỏi
TheƯuvànhượcđiểmkhiăntỏisốngbạncầnbiếkeo nhà cai tvo Bác sĩ Phan Đình Thủy Tiên, khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang, tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100gr tỏi có chứa 6,36gr protein, 33gr carbohydrates và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho...
Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ...
Lợi ích sức khỏe cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.
Bạn có thể ăn tỏi sống không?
Theo Healthline, trong hầu hết các công thức nấu ăn, tỏi thường được nấu chín hoặc sử dụng ở dạng bột. Nấu tỏi làm thay đổi hương vị và kết cấu của tỏi, làm cho tỏi mềm hơn, nhẹ hơn và béo hơn, đồng thời mang lại hương vị và mùi thơm tinh tế hơn.
Tuy nhiên, tỏi cũng có thể được ăn sống thay vì nấu chín. Mặc dù tỏi sống có xu hướng có hương vị nồng hơn, cay hơn, nhưng bạn có thể sử dụng tỏi sống một cách an toàn và là một thành phần tuyệt vời trong nhiều món ăn. Trên thực tế, tỏi sống thường được thêm vào nước chấm, nước sốt…
Hơn nữa, tỏi sống thậm chí có thể giữ lại nhiều hợp chất có lợi hơn tỏi đã nấu chín và cải thiện một số khía cạnh sức khỏe của bạn.
Lợi ích sức khỏe của tỏi sống
Tỏi là nguồn cung cấp allicin tuyệt vời, một hợp chất chứa lưu huỳnh liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe. Allicin, chất tạo nên hương vị và mùi đặc trưng của tỏi, được tạo ra khi tỏi tươi được nghiền nát hoặc băm nhỏ.
Điều thú vị là một số nghiên cứu cho thấy allicin có thể giúp tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch và có thể bảo vệ bạn khỏi một số tình trạng như bệnh tim và ung thư. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng việc rang, luộc, đun nóng hoặc ngâm tỏi có thể làm giảm đáng kể hàm lượng allicin của tỏi.
Do đó, mặc dù ăn tỏi nấu chín có thể có lợi, nhưng việc lựa chọn tỏi sống có thể giúp tối đa hóa giá trị dinh dưỡng của tỏi.
Sau đây là một số lợi ích sức khỏe của tỏi sống:
- Cải thiện khả năng miễn dịch: Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giúp giảm viêm và tăng cường chức năng miễn dịch, có thể là do hàm lượng chất chống oxy hóa và các hợp chất chứa lưu huỳnh như allicin.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giúp hạ huyết áp và giảm mức cholesterol để hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
- Ổn định lượng đường trong máu: Tỏi có thể giúp giảm lượng đường trong máu khi đói và cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, có thể có lợi cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường type 2.
- Bảo vệ sức khỏe não bộ: Mặc dù nghiên cứu trên người còn hạn chế, các nghiên cứu trên động vật cho thấy tiêu thụ một lượng lớn tỏi tươi hoặc chiết xuất tỏi lâu năm có thể cải thiện trí nhớ và hỗ trợ sức khỏe não bộ.
Nhược điểm tiềm ẩn của việc ăn tỏi sống
Mặc dù tỏi sống có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe, nhưng vẫn có một số nhược điểm tiềm ẩn cần cân nhắc.
Đầu tiên, tỏi sống có mùi và vị nồng hơn nhiều so với tỏi nấu chín, một số người có thể thấy không ngon miệng. Ngoài ra, những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường được khuyên nên hạn chế ăn tỏi để ngăn ngừa chứng ợ nóng.
Trên thực tế, một số hợp chất có trong tỏi sống có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, có thể gây cảm giác nóng rát ở ngực hoặc dạ dày. Tỏi cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu bằng cách ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
Mặc dù việc ăn tỏi sống ở mức độ vừa phải không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho hầu hết người lớn khỏe mạnh, nhưng những người dùng thuốc làm loãng máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn nhiều tỏi hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung tỏi.
Bạn nên ăn bao nhiêu?
Không có liều lượng khuyến nghị chính thức nào cho tỏi. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều phát hiện ra rằng ăn khoảng 1-2 tép tỏi mỗi ngày có thể có lợi. Ở dạng thực phẩm bổ sung, liều lượng lên tới 3.600mg chiết xuất tỏi lâu năm cũng đã được chứng minh là có hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung tỏi, đặc biệt là nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào hoặc đang dùng thuốc. Đồng thời, cân nhắc giảm lượng tiêu thụ hoặc ngừng tiêu thụ nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào sau khi ăn tỏi sống.
Bạn có thể chuyển sang tỏi nấu chín thay vì ăn sống cũng có thể giúp làm giảm các tác dụng phụ về tiêu hóa như ợ nóng hoặc trào ngược axit.
Như vậy, mặc dù tỏi sống có hương vị đậm hơn và mùi hăng hơn tỏi nấu chín, nhưng vẫn an toàn khi tiêu thụ. Tỏi sống cũng giữ lại nhiều allicin hơn, đây là hợp chất chứa lưu huỳnh chịu trách nhiệm cho nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của tỏi.
Ngoài ra, nếu bạn ăn quá nhiều, nó có thể gây ra các tác dụng phụ như hôi miệng, trào ngược axit, các vấn đề về tiêu hóa và tăng nguy cơ chảy máu. Do đó, tốt nhất là bạn nên thưởng thức loại gia vị thơm ngon này ở mức độ vừa phải.