Mạng di động thế hệ tiếp theo (5G) sử dụng băng tần mmWave sẽ cho phép truyền tải các gói dữ liệu lớn với tốc độ nhanh hơn. Về mặt lý thuyết,ànQuốclênkếhoạchthươngmạihóamạngGtốcđộcựtỷ số bỉ hôm nay trên băng tần 28 GHz, tốc độ mạng di động có thể đạt tới 20 Gbps. Trước đó, vào ngày 14/4, Công ty sản xuất thiết bị điện tử và viễn thông hàng đầu Hàn Quốc Samsung Electronics tuyên bố đã đạt được tốc độ 5G nhanh nhất trong ngành công nghiệp (8,5 Gbps) trong một cuộc thử nghiệm tại phòng thí nghiệm bằng cách kết hợp 800 MHz của phổ tần trong băng tần sóng mmWave với công nghệ ăng-ten nhiều người dùng, nhiều đầu vào và nhiều đầu ra (MU-MIMO: Multi-user- Multiple input and Multiple output), chạy trên thiết bị truy cập vô tuyến 5G trong băng tần mmWave của Samsung. | Các công ty viễn thông Hàn Quốc lên kế hoạch thương mại hóa mạng 5G trong băng tần sóng milimet |
Các công ty viễn thông địa phương, với sự hậu thuẫn của chính phủ, đang lên kế hoạch triển khai công nghệ 5G trong băng tần mới đồng thời mở rộng cơ sở hạ tầng trong băng tần 3,5 GHz hiện có. Theo kế hoạch được công bố vào năm 2018 của Bộ Khoa học và CNTT Hàn Quốc thì 3 công ty viễn thông lớn của Hàn Quốc sẽ phải lắp đặt khoảng 45.000 trạm gốc 5G vào năm 2021. Liên quan đến vấn đề phát triển trạm gốc 5G, một quan chức của một công ty viễn thông cho biết: “Các trạm gốc 5G sử dụng băng tần sóng mmWave sẽ được lắp đặt tại các khu vực có nhu cầu xử lý lưu lượng dữ liệu cao và trọng tâm ban đầu sẽ tập trung vào lĩnh vực doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), rất có thể là trong các nhà máy thông minh”. Các công ty cũng có kế hoạch dùng thử các mô-đun 5G hoặc thiết bị di động để phục vụ cho các điểm nóng, tập trung lưu lượng dữ liệu lớn. Tuy nhiên, họ vẫn chưa hoàn thành các kế hoạch đầu tư cho khu vực doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), vì chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng bổ sung là một vấn đề lớn. Không giống như Nhật Bản và Mỹ, Hàn Quốc bắt đầu cung cấp dịch vụ mạng 5G với các trạm gốc hỗ trợ băng tần 3,5 GHz. Do vậy, để triển khai mạng 5G trong băng tần mới (băng tần mmWave) thì cần nhiều trạm gốc được lắp đặt trên toàn quốc. Việc lắp đặt các trạm gốc 5G trong băng tần mmWave có thể rất tốn kém vì chúng chỉ phủ sóng trong một phạm vi nhỏ hơn so với các băng tần thấp (chẳng hạn như băng 3,5 GHz). Các tín hiệu 5G trong băng tần mmWave này không thể truyền đi xa như băng tần 3,5 GHz, có nghĩa là các công ty viễn thông sẽ phải lắp đặt thêm các trạm gốc để có vùng phủ sóng tương đương. So với các trạm gốc của mạng 4G LTE hiện có, trạm gốc 5G sử dụng băng tần mmWave phủ sóng một khu vực địa lý nhỏ hơn nhiều, chỉ bằng khoảng 1/4 vùng phủ sóng của trạm gốc 4G LTE. Do vấn đề về chi phí nên việc triển khai mạng 5G cho các thiết bị thông minh cá nhân có thể sẽ bắt đầu trong năm 2021 hoặc 2022. “Hiện tại chúng tôi đang lên kế hoạch đưa mạng 5G băng tần 28 GHz vào lĩnh vực B2B trong năm nay. Nhưng đối với lĩnh vực B2C, công ty vẫn đang xem xét các lựa chọn khác nhau”, một quan chức của nhà mạng SK Telecom cho biết. Để thương mại hóa mạng 5G trong băng tần mmWave (băng 28 GHz), các công ty viễn thông địa phương cũng cần phối hợp với các ngành công nghiệp liên quan. Vì tại Hàn Quốc, hiện tại chưa có dòng điện thoại thông minh nào hỗ trợ mạng 5G trong băng tần 28 GHz. Theo kế hoạch, dự kiến vào nửa cuối năm nay Samsung sẽ ra mắt dòng sản phẩm Galaxy Note 20. Đây cũng là sản phẩm đầu tiên dự kiến sẽ hỗ trợ băng tần 28 GHz. Phan Văn Hòa (theo Koreaherald) Samsung đạt tốc độ kỷ lục với băng tần sóng milimet dành cho 5GNgày 14/4, Công ty sản xuất thiết bị điện tử và viễn thông hàng đầu Hàn Quốc Samsung Electronics tuyên bố đã đạt được tốc độ 5G nhanh nhất trong ngành công nghiệp trong một cuộc thử nghiệm tại phòng thí nghiệm. |