Thủ tướng nhấn mạnh,ủtướngHoàngSaTrườngSacủaViệtNamtừthếkỷbxh europa league 2023 Việt Nam khẳng định đủ căn cứ pháp lý và lịch sửHoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam, từ thế kỷ 17. Hoàng Sa, Trường Sa là của chúng ta Sáng nay (25/11), Thủ tướng Chínhphủ Nguyễn Tấn Dũng mở đầu phần trả lời chất vấn trước Quốc hội bằng nội dungkhẳng định chủ quyền của Việt Namtrên Biển Đông. Mở đầu phần trả lời chất vấn, Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, có 11 câu hỏi chất vấn Thủ tướng. Chính phủđánh giá cao các ĐBQH hỏi về quản lý điều hành của Chính phủ, Thủ tướng đã yêucầu các thành viên trả lời bằng văn bản, cùng với đó 5 Bộ trưởng và 2 Phó Thủtướng đã tham gia trả lời chất vấn rất trách nhiệm và cầu thị. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Mở đầu chất vấn, Thủ tướng - ĐBLê Bộ Lĩnh (An Giang) đặt câu hỏi: "Thời gian qua cử tri và nhân dân cảnước theo dõi hoạt động đối ngoại sôi động của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuậnlợi cho xây dựng và bảo vệ đất nước, ĐB Lĩnh đề nghị Thủ tướng cho biết nhữnggiải pháp cụ thể mà Chính phủ thực hiện trong thời gian tới để bảo vệ chủ quyềnbiển đảo? Cùng với đó là quan điểm và chủ trương của Chính phủ đối với việcngười dân biểu thị hành động yêu nước của mình đối với hành động vi phạm chủquyền biển đảo?" Trả lời chất vấn này, Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng nêu rõ, chủ trương của Chính phủ để bảo đảm chủ quyền của ViệtNam ở Biển Đông và đảm bảo cho ngư dân đánh bắt ở Biển Đông, quán triệt theođường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, độc lập tự chủ quốc gia của Đảng vànhân dân ta, trên cơ sở luật pháp quốc tế và căn cứ vào thỏa thuận những nguyêntắc cơ bản giải quyết những vấn đề trên biển mà Việt Nam và Trung Quốc mới kýkết. "Căn cứ những chủ trương,đường lối và nguyên tắc nêu trên chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủquyền đối với 4 loại vấn đề trên Biển Đông, theo đó, đàm phán với Trung Quốcphân định ranh giới vùng biển ngoài của Vịnh Bắc Bộ khi Tổng Bí thư thăm TrungQuốc vừa qua, trong vịnh Bắc Bộ thì sau nhiều năm đàm phán, ta và Trung Quốc đãđạt được thỏa thuận ranh giới năm 2000. Từ năm 2006 hai bên đã đàm phánvà tới 2009 hai bên mới tạm dừng vì lập trường còn khác xa nhau, đến đầu 2010,hai bên thỏa thuận nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản về ranh giớitrên biển. Vùng biển ngoài cửa biển vịnh BắcBộ hai nước cùng nhau đàm phán phân định ranh giới trên cơ sở các nguyên tắc đãthỏa thuận để có nguyên tắc hợp lý mà 2 bên có thể thỏa thuận được, Việt Nam đangthúc đẩy để cùng đàm phán" - Thủ tướng làm rõ. Về vấn đề quần đảo Hoàng Sa, Thủtướng nhấn mạnh, Việt Namkhẳng định đủ căn cứ pháp lý và lịch sử, Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyềncủa Việt Nam,từ thế kỷ 17, khi 2 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. "Chúng ta làm chủ thực tếliên tục hòa bình, nhưng đối với Hoàng Sa thì năm 1926 Trung Quốc đưa quânchiếm đóng - lúc đó quản lý hiện tại là chính quyền Việt Nam cộng hòa và chínhquyền này đã phản đối, lên án và đề nghị Liên hợp quốc can thiệp. Chính phủ lâm thời Việt Nam ta lúc đócũng lên tiếng phản đối hành vi chiếm đóng này. Chủ trương nhất quán của ta làHoàng Sa thuộc chủ quyền của nước ta, chúng ta chủ trương đàm phám giải quyếtđòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình, phù hợp vớihiến chương Liên hợp quốc, chủ quyền biển và Tuyên bố về Cách ứng xử của cácbên trên Biển Đông (DOC)" - Thủ tướng nhấn mạnh. Về quần đảo Trường Sa, Thủ tướngnêu rõ, năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, chúng ta tiếp quản 5đảo trên quần đảo Trường Sa, lúc đó đang do quân đội chính quyền Sài Gòn quảnlý, sau đó ta mở rộng lên 21 đảo, chúng ta còn xây dựng thêm 15 nhà giàn ở khuvực chính để khẳng định chủ quyền ở vùng biển trong phạm vi 200 hải lý thuộcthềm lục địa. "Trên quần đảo Hoàng Sa,Việt Namlà quốc gia có số đảo đang nắm giữ nhiều nhất so với các quốc gia. Và chúng tacũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang sống trên các đảo Trường Sa, với 21 hộ80 khẩu. Chủ trương của chúng ta đối vớichủ quyền Biển Đông là nghiêm túc thực hiện công ước Luật biển, tuyên bố ứng xửcác bên Biển Đông và nguyên tắc thỏa thuận mới ký kết giữa Việt Nam và TrungQuốc, cụ thể ta yêu cầu giữ nguyên trạng không làm phức tạp thêm, ảnh hưởng đếnhòa bình, ổn định khu vực này. Chúng ta tiếp tục đầu tư hạ tầngkinh tế xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật ở những nơi ta nắm giữ (trạm xá, trườnghọc, nguồn nước…) để cải thiện đời sống và tăng cường khả năng tự vệ của nhândân trên đảo Trường Sa" - Thủ tướng nói. Cũng theo Thủ tướng, chúng ta cócơ chế chính sách hỗ trợ đồng bào ta khai thác thuỷ hải sản trong khu vực này,cùng với đó, yêu cầu các bên nghiêm túc thực hiện, phải bảo đảm tự do hàng hảiở Biển Đông, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh trật tự hàng hải ở Biển Đông,vì đây là mong muốn của tất cả các bên liên quan chứ không chỉ có Việt Nam. "Lập trường này của chúng talà được cộng đồng quốc tế ủng hộ, gần đây nhất là sự ủng hộ mạnh mẽ từ Hội nghịcấp cao ASEAN" - Thủ tướng khẳng định. Vấn đề tiếp theo, Thủ tướng cũngnhấn mạnh, "ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền của chúng ta trongphạm vi 200 hảo lý thuộc thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam theocông ước Luật biển năm 1982, chúng ta đã và sẽ tiếp tục khẳng định và quản lýchủ quyền này". Bắt tay nghiên cứu Luật biểu tình Các ĐBQH quan tâm đến thái độ củaChính phủ trong việc đề nghị Quốc hội xây dựng Luật biểu tình, Thủ tướng NguyễnTấn Dũng nêu, thực hiện Hiến pháp, (điều 69) quy định công dân được quyền biểutình theo pháp luật, nhưng chúng ta chưa có luật nên chúng ta bắt tay nghiêncứu thực hiện. Trên thực tế, chúng ta chưa làmrõ nên khó cho người dân khi thực hiện quyền và khó cho quản lý của chínhquyền, nảy sinh những lúng túng trong quản lý và sinh ra xuất hiện mất an ninhtrật tự, lợi dụng gây hại cho an ninh xã hội. Cùng với đó, theo Thủ tướng,trước thực trạng như thế, Chính phủ cũng có báo cáo với Quốc hội khóa trước vàQuốc hội yêu cầu Chính phủ có nghị định khắc phục hiện tượng này (Nghị định 38),nhưng nghị định chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cuộc sống đang đặt ra. Chúng ta nên kiến nghị với Quốchội xem xét đưa vào xây dựng Luật để có Luật biểu tình phù hợp với Hiến pháp,với đặc điểm lịch sử văn hóa Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảoquyền tự do dân chủ của người dân theo quy định của pháp luật và ngăn chặnnhững hành vi gây xâm hại đến an ninh trật tự và lợi ích của xã hội, của nhândân. Về chủ trương của Chính phủ vớinhững người biểu thị lòng yêu nước và chủ quyền, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngkhẳng định, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là luôn luôn trântrọng, biểu dương khen thưởng xứng đáng với tất cả hoạt động và việc làmcủa mọi người dân vì mục tiêu yêu nướcvà bảo vệ chủ quyền quốc gia. "Những hoạt động vì mục tiêuđó đều được trân trọng, hoanh nghênh, khuyến khích thích đáng. Nhưng đồng thờicũng không hoan nghênh và buộc phải xử lý nghiêm theo pháp luật với những hoạtđộng, hành vi, động cơ lợi dụng với danh nghĩa lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyềnđể thực hiện mục đích gây phương hại cho đất nước và xã hội. Tôi tin tưởng vớichủ trương nhất quán thế đồng bào sẽ ủng hộ!" - người đứng đầu Chính phủkhẳng định. Theo VTC |