Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp vừa công bố nguyên nhân khiến 149 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì.
TheìmranguyênnhânngườiởĐồngThápngộđộcsaukhiănbánhmìnhận định real salt lakeo cơ quan này, Công ty TNHH may túi xách Thái Dương ở TP Hồng Ngự có ký hợp đồng với cơ sở sản xuất bánh mì Hồng Ngọc 12 (tiệm Hồng Ngọc 12) để mua bánh mì thịt hàng ngày cho nhân viên ăn lúc tăng ca. Khoảng 16h30 ngày 6/8, tiệm bánh mì Hồng Ngọc 12 giao cho Công ty Thái Dương 33 ổ.
Sau khi ăn bánh mì, trong ngày 7/8, có 20 công nhân của Công ty Thái Dương nhập viện cấp cứu với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy…
Từ ngày 7-12/8, thêm nhiều người khác (không phải công nhân Công ty Thái Dương) cũng nhập viện điều trị sau khi ăn bánh mì Hồng Ngọc 12. Tổng cộng đã có 149 người nhập viện điều trị với các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm.
Theo kết quả lấy mẫu bệnh phẩm, 29/51 bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn salmonella. Còn kết quả lấy mẫu thực phẩm cho thấy 1/5 mẫu patê gan nhiễm vi khuẩn salmonella.
Sở Y tế cho biết thêm, 10h ngày 13/8, chủ tiệm Hồng Ngọc 12 xác nhận ngừng kinh doanh bánh mì thịt từ 10h30 ngày 7/8 nhưng vẫn bán bánh mì không nhân và bánh ngọt, bánh bông lan đến chiều cùng ngày. Khoảng 4 giờ sau, chủ tiệm liên hệ cơ quan chức năng để điều chỉnh thông tin thời gian dừng hoạt động hoàn toàn là đến sáng ngày 8/8.
Theo Sở Y tế, đây là vụ ngộ độc thực phẩm lớn (hơn 30 người/vụ), nguyên nhân là do vi khuẩn salmonella có trong patê gan do tiệm Hồng Ngọc 12 tự sản xuất.
Cơ quan này kiến nghị UBND TP Hồng Ngự phạt tiệm Hồng Ngọc 12 về hành vi "Bán thực phẩm gây ngộ độc từ 5 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”, mức phạt 80-100 triệu đồng; áp dụng hình phạt bổ sung là đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm trong 3-5 tháng; buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị cho người bị ngộ độc…
Hiện tại, 142 bệnh nhân đã xuất viện, 7 người còn đang điều trị với tình trạng sức khỏe tạm ổn.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)