Nhóm hài lên tiếng về video hài 'cà khịa' bị chê 'thô thiển, tục tĩu'_keo 88
Mạng xã hội xôn xao về video có tiêu đề "18+ uncut Cà khịa show #3 - Saigon Tếu roast battle" trên YouTube hút gần 1,ómhàilêntiếngvềvideohàicàkhịabịchêthôthiểntụctĩkeo 886 triệu lượt xem.
Trong video, người dẫn chuyện giới thiệu đây là show đặc biệt dành cho việc "cà khịa" (trêu chọc, mỉa mai người khác - PV) nhau thay vì diễn hài độc thoại như thường lệ.
Sau đó, 4 người tên Nhi Võ, Phương Nam, Tùng BT và Lâm Trường Giang lần lượt bắt cặp nhau thành 6 màn trình diễn ngắn. Họ sử dụng những miếng hài để mỉa mai, thậm chí công kích đối phương.
Một số miếng hài có dấu hiệu lạm dụng nội dung 18+ thô thiển, tục tĩu, gây phản cảm với người xem. Dựa trên kết quả của 6 màn "cà khịa", họ tìm ra người chiến thắng chung cuộc của show này.
Theo tìm hiểu của phóng viên, đây là show thứ 3 thuộc chuỗi Cà khịa showcủa nhóm hài độc thoại nổi tiếng Saigon Tếu.
Chuỗi Cà khịa showđược thực hiện dựa trên loại hình "roast battle" - tạm dịch là hài chiến, một kiểu hài đặc trưng bởi việc công kích, hạ bệ đối phương nhằm tạo tiếng cười.
Đến nay, nhóm Saigon Tếu đã thực hiện được 4 show ở những tụ điểm khác nhau tại TP.HCM. Đây là show bán vé, quy mô ước tính dưới 100 khán giả mỗi show.
Đường dẫn video đang lan truyền trên mạng là show thứ 3, được thực hiện vào tháng 6/2021. Show gần nhất diễn ra vào tháng 10/2022, video trên YouTube hút 1,1 triệu lượt xem.
Chia sẻ với VietNamNet, diễn viên Uy Lê - trưởng nhóm hài độc thoại Saigon Tếu - giải thích "roast battle" là một trong những loại hình phổ biến của bộ môn hài độc thoại trên thế giới.
Khi đưa hài độc thoại về Việt Nam, nhóm muốn giới thiệu đầy đủ món ăn tinh thần của bộ môn đến khán giả trong nước, bao gồm "món dễ ăn lẫn khó ăn".
Theo Uy Lê, nhóm luôn cẩn trọng bàn bạc về nội dung của từng số Cà khịa show. Mỗi show được tổ chức đều kiểm soát đối tượng khán giả từ đủ 18 tuổi. Trưởng nhóm luôn giới thiệu đầy đủ về loại hình đặc biệt này đầu show.
Những diễn viên tham gia đều thân thiết với nhau ngoài đời. Video ghi hình show đăng tải trên kênh YouTube của nhóm cũng giới hạn độ tuổi, buộc người xem đăng nhập tài khoản để xác nhận tuổi của mình.
Tuy nhiên, việc một số cá nhân, fanpage cắt nhỏ nội dung để đăng lại khiến các miếng hài bị tách khỏi hoàn cảnh cụ thể của show, gây khó chịu, phản cảm với khán giả.
Uy Lê cho hay, Cà khịa showhay loại hình "roast battle" chỉ chiếm 1% nội dung mà nhóm sản xuất như hài độc thoại, kịch ứng tác... Nhiều show của nhóm khai thác văn hóa, triết lý, giáo dục cộng đồng...
"Chúng tôi có thể dùng miếng hài tục như về tình dục nhưng không chửi thề, nhại giọng, miệt thị ngoại hình và xu hướng tính dục. Chúng tôi không tôn vinh những nội dung như vậy, càng không chủ trương gây sốc để nổi tiếng. Quan điểm của nhóm là hài có thể tục nhưng tục không phải hài", trưởng nhóm Saigon Tếu nói.
Nhóm học tập, đưa các loại hình trình diễn của hài độc thoại quốc tế về Việt Nam có chọn lọc. Uy Lê đơn cử, hai số đầu tiên của Cà khịa showhoàn toàn không dùng miếng hài tục vì thấy "không phù hợp với bối cảnh xã hội lúc bấy giờ".
Anh thừa nhận nhóm đang hoạt động "không có sự hướng dẫn từ người đi trước". Vì vậy, Saigon Tếu thường đưa ra các phép thử nhằm tìm giới hạn hợp lý của các miếng hài.
Saigon Tếu luôn cầu thị, lắng nghe khán giả. Kết thúc mỗi show, khán giả đều nhận phiếu phản hồi về nội dung họ được xem. Nhóm tổng hợp ý kiến của khán giả điều chỉnh nội dung cho phù hợp với bối cảnh xã hội từng giai đoạn.
Bên cạnh đó, trước mỗi show diễn, Uy Lê thường trao đổi với luật sư về tính hợp pháp của những nội dung mà nhóm sẽ trình diễn.
Về chuỗi Cà khịa showgây tranh cãi, Uy Lê cho hay đến nay chưa có kế hoạch tổ chức số thứ 5.
Hài độc thoại (Stand-up comedy)Đây là loại hình bắt nguồn từ Nhật Bản, là thể loại hài kịch mà một nghệ sĩ biểu diễn trực tiếp trước khán giả. Theo thời gian, hài độc thoại ngày càng phổ biến và được ưa chuộng ở phương Tây.
Có thể kể đến những cây hài độc thoại nổi tiếng như Robin Williams, Jim Carrey, Jerry Seinfeld, Kevin Hart, Vince Vaughn, Jonah Hill...
Hài độc thoại du nhập châu Á vào khoảng đầu thế kỷ 21 nhưng không phổ biến cho đến thập niên 2010. Năm 2017, chương trình truyền hình thực tế Rock & Roastra đời, tạo thành cú nổ lớn của hài độc thoại tại Trung Quốc. Làn sóng của bộ môn này cũng lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực.
Nghệ sĩ hài độc thoại ngày càng được ưa chuộng. Họ được nhìn nhận như "những người có ý thức xã hội, giải quyết vấn đề cấp bách bằng khiếu hài hước vốn có".
Ở Việt Nam, nhóm Saigon Tếu (thành lập năm 2020) được xem là nhóm nghệ sĩ điển hình cho loại hình hài độc thoại. Trước Saigon Tếu, hài độc thoại từng xuất hiện manh mún, không được thừa nhận chính thức.
相关文章
Ngày này năm xưa: Theo dấu yêu râu xanh đường sắt
Ngày 29/12/1985, "yêu râu xanh đường sắt" tấn công Alison Day, 19 tuổi, và bắt cóc cô khỏi một đoàn2025-01-11Tự hào truyền thống vẻ vang của Đảng
Sáng qua (3-2), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã long trọng tổ chức họp mặt kỷ niệm2025-01-11Đảng bộ Tp.Dĩ An: Kết nạp 86 đảng viên công nhân trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước
Từ đầu nhiệm kỳ 2020- 2025 đến nay, Đảng bộ TP.Dĩ An đã kết nạp được 455 đảng viên, đạt gần 76% Nghị2025-01-11Khối thi đua các cơ quan Đảng: Triển khai thực hiện tốt nội dung ký kết giao ước thi đua năm 2023
(BDO) Sáng 7-3, tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương, Khối thi đua các cơ quan Đảng của tỉnh tổ chứ2025-01-11Công viên nước Thanh Hà trăm tỷ sai quy hoạch kỷ luật lãnh đạo quận
Làm trái quy hoạch, đất công cộng cây xanh... xây công viên nướcThanh tra Hà Nội vừa ban hành kết lu2025-01-11Thúc đẩy hợp tác giữa lực lượng an ninh của Việt Nam và Lào
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an tiếp Thượng tướng Kongthong Phongvichit, Thứ trưởng Bộ Công a2025-01-11
最新评论