Theọinhânviênytếvềnhàtruyềndịchngườiphụnữtửvongsaugiờcấpcứketqua bong đáo thông tin ban đầu, ngày 8/7, bà P.T.C. (62 tuổi, trú tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) thấy người mệt mỏi nên đã gọi điện thoại cho bà L.T.H.P. (Phó trưởng Trạm Y tế phường Lào Cai) đến truyền dịch tại nhà.
Từ 17h đến 17h30, bà P. đã truyền dịch cho người phụ nữ này. Bất ngờ, bệnh nhân có biểu hiện sốc phản vệ. Bà P. đã tiêm thuốc chống sốc và đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Lào Cai nhưng đến 20h, bệnh nhân C. đã tử vong.
Trung tâm Y tế thành phố Lào Cai cho biết mẫu bệnh phẩm giám định pháp y đã được gửi đi xét nghiệm. Kết quả nguyên nhân gây tử vong của nữ bệnh nhân này sẽ có sau khoảng một tháng.
Truyền dịch thường được các bác sĩ chỉ định để điều trị một số bệnh lý như mất nước, điện giải nặng, cần đưa thuốc vào cơ thể, truyền máu, chế phẩm máu, các chất dinh dưỡng, vitamin trong trường hợp suy dinh dưỡng hoặc thiếu dưỡng chất.
Tuy nhiên, truyền dịch có thể gây tác dụng phụ như vỡ mạch máu khiến chảy máu ở vết kim truyền, tạo ra những vết bầm tím vị trí xung quanh, gây phù nề ở vùng lân cận khi dịch thoát ra bên ngoài, viêm mạch máu ở một số trường hợp.
Nguy hiểm hơn, việc truyền dịch có thể gây phản ứng dị ứng liên quan đến các chất dịch, thuốc đưa vào cơ thể. Các phản ứng phản vệ xảy ra từ mức độ nhẹ đến nặng, có thể khiến người bệnh tử vong. Do đó, bác sĩ khuyến cáo người dân không nên truyền dịch tại nhà, cần đến cơ sở y tế và chỉ thực hiện khi bác sĩ ra y lệnh.
Người cha kể lại khoảnh khắc nữ điều dưỡng ở Hải Phòng cấp cứu con bị sặc sữa"Điều dưỡng Thảo đã tái sinh con trai tôi một lần nữa. Chị đã giữ lại sinh mạng cháu khi con ngưng thở do sặc sữa", anh T., bố cháu bé sơ sinh ở Hải Phòng, chia sẻ.