您现在的位置是:Cúp C1 >>正文
Suốt 30 năm chỉ được mẹ gắp cho miếng cánh vịt, cô gái khơi mào tranh cãi_ngoại hạng thổ nhĩ kỳ
Cúp C16人已围观
简介Chỉ vì đôi chân vịt mà cô con gái uất ức xả hết những bức xúc trong lòng sau hơn 30 năm. Ảnh minh họ ...
Trong một video nổi đình đám mấy ngày gần đây, một người phụ nữ Trung Quốc nước mắt lã chã trách móc mẹ đẻ suốt 30 năm nay chỉ cho cô ăn cánh vịt, trong khi con trai và cháu trai bà được ăn chân vịt. Câu chuyện đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi về truyền thống trọng nam khinh nữ ở nước này.
Cuộc tranh cãi của 2 mẹ con xảy ra trong một bữa cơm gia đình vào ngày 17/5 tại tỉnh An Huy. Khi đôi chân vịt được chia cho người con trai và cháu trai, còn cô con gái nhận được đôi cánh vịt, cô đã bức xúc chất vấn mẹ mình.
“Trong thế giới của mẹ, tại sao mẹ lại nghĩ rằng chân vịt phải luôn dành cho con trai và cháu trai? Chuyện này đã diễn ra suốt hơn 30 năm nay. Mẹ có biết là thái độ của mẹ có vấn đề không?” – cô con gái đặt câu hỏi.
“Chẳng tại sao cả! Muốn ăn thì ăn đi. Không ăn thì bỏ đó. Cho ăn là đủ rồi mà còn cãi lời mẹ” - người mẹ đáp lời.
Thái độ của người mẹ càng khiến cô con gái tiếp tục cuộc đối đầu. “Vấn đề không phải là thiếu chân vịt để ăn vì bây giờ chúng ta có điều kiện sống tốt hơn rồi, vấn đề là tại sao lần nào mẹ cũng đưa chân vịt cho họ” - cô cãi lại.
“Muốn ăn thì ăn cánh đi, nếu không tao cho chó ăn” - bà mẹ to tiếng và lấy bát của mình đưa cho chú chó cưng trong nhà.
Đoạn video kết thúc với cảnh cô con gái hỏi: “Mẹ cũng là phụ nữ mà, tại sao mẹ lại ưu ái con trai hơn con gái?”.
Đoạn video đã làm dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi và trái chiều trên mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người đồng cảm với cô con gái, cho rằng cuộc cãi vã này không phải vì chuyện ăn uống mà là việc đòi lại sự đối xử bình đẳng và tình yêu thương trong gia đình.
“Điều mà cô ấy đang đấu tranh là trong hơn 30 năm qua, mẹ cô ấy chưa bao giờ đối xử bình đẳng với cô ấy, chứ không phải chỉ một lần này” – một cư dân mạng nhận xét.
Tuy nhiên, một số người cũng có góc nhìn khác.
“Cô con gái thật nhỏ mọn. Cô ấy thật may mắn khi có vịt ăn. Cô có bao giờ để ý xem mẹ cô đã ăn gì suốt 30 năm qua chưa? Bà mẹ có thể yêu con trai hơn con gái, nhưng liệu bà ấy có yêu bản thân mình hơn con gái mình không?” - một người đặt câu hỏi.
Truyền thống trọng nam khinh nữ ở Trung Quốc được củng cố bởi niềm tin rằng con trai có giá trị hơn con gái. Bởi vì người xưa quan niệm đàn ông là người trụ cột duy nhất trong gia đình và là người chăm sóc cha mẹ khi về già.
Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, đến cuối năm 2023, số đàn ông đã vượt quá phụ nữ tới hơn 30 triệu người. Điều này dẫn đến tình trạng thừa nam giới, cụ thể là nhiều đàn ông không thể kết hôn hoặc lập gia đình.
Quà ‘khủng’ cho bé gái chào đời sau 137 năm dòng họ chỉ đẻ con trai
Dòng họ Settle ở South Carolina, Mỹ vừa đón bé gái đầu tiên sau hơn 137 năm cả dòng họ chỉ đẻ con trai.Tags:
转载:欢迎各位朋友分享到网络,但转载请说明文章出处“PhongThuyBet”。http://game.rgbet01.com/html/196d499328.html
相关文章
Ngày này năm xưa: 'Thành phố thẳng đứng' ra đời
Cúp C1Bắt đầu được khởi công vào năm 2004, Burj Khalifa chính thức được khai trương ngày 4/1/2010 với tổng ...
【Cúp C1】
阅读更多Thầy gỡ hòn đá tảng, nuôi dưỡng cho tôi tình yêu văn học
Cúp C1Tôi được học thầy Hồ Tấn Nguyên Minh - Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh ( ...
【Cúp C1】
阅读更多Hàng triệu camera giám sát dính lỗi bảo mật, có thể bị xem lén nội dung
Cúp C1Một nghiên cứu vừa được Which?, tổ chức tư vấn và giám sát người tiêu dùng của Anh, công bố cho biết ...
【Cúp C1】
阅读更多
热门文章
- Xe máy mất lái, lao vào đầu xe buýt
- Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập phát triển
- Điểm chuẩn Trường Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội 2018
- trí tuệ nhân tạo hỗ trợ chăm sóc, ngăn ngừa rụng tóc
- Nghi chiến hạm Mỹ xâm phạm lãnh hải, Nga điều tàu xua đuổi
- Học viện An ninh có rà soát thí sinh trúng tuyển năm 2018?
最新文章
Cận cảnh khu đất quảng bá dự án Sunshine Continental hai lần bị cảnh báo giao dịch
Điểm chuẩn 2018 Trường ĐH Tôn Đức Thắng từ 17
Bé lớp 4 lo lắng sức khỏe Rùa hồ Gươm
TP Phan Thiết gắn mã QR tên đường giúp dễ dàng tra cứu thông tin
Người nước ngoài có được đứng tên cùng sổ hồng?
Ngồi nhà mua bán khắp năm châu, tại sao phải đi hội sách toàn cầu?