Tình yêu của cụ ông Sài Gòn với người vợ nằm liệt giường_keo nhà cai
Vào khá sâu trong con hẻm 380 đường Lê Văn Lương (P. Tân Hưng Q.7 TP.HCM),ìnhyêucủacụôngSàiGònvớingườivợnằmliệtgiườkeo nhà cai qua nhiều lần dò hỏi và được những người thiện tâm dẫn đường, chúng tôi đứng trước một căn nhà. Nhà ọp ẹp được lắp ghép bằng những tấm ván, miếng tôn cũ kỹ. Dưới nền là sàn gỗ chỗ cao chỗ thấp. Vật dụng trong nhà bề bộn. Phải cúi xuống để vào bên trong, trước mắt chúng tôi trên chiếc giường sắt, một người đàn bà nằm bất động...
Của cải là phù vân, nghĩa tình mới bền vững
Bà nằm ngửa, đắp tấm mền mỏng. Người bà khô đét khẳng khiu. Gương mặt bà không còn thần sắc. Hơi thở bà mỏi mệt.
Ông Mới cho biết, bà Sáng bệnh mấy năm nay, nhưng tình yêu ông dành cho vợ vẫn như thủa ban đầu. |
Chồng bà ngồi bên cạnh. Ông cao và gầy. Mái tóc ông bạc phếch để lộ ra vầng trán cao. Cặp kính trắng khiến gương mặt ông thêm cương nghị. Chòm râu bạc lưa thưa phảng phất chút dấu ấn của thời gian. Ông nhìn bà. Tay ông vuốt nhẹ lên má. Ông xoa lên mái tóc bà. Bà vẫn im lặng. Ông cầm tay như truyền hơi ấm cho bà. Dường như bà không còn biết gì. Ông nói với chúng tôi, "hôm qua bà còn ăn không hiểu sao hôm nay bà không ăn một miếng nào. Tôi lo quá".
Đôi vợ chồng già này là ông Đỗ Văn Mới, 83 tuổi và bà Nguyễn Thị Sang, 86 tuổi. Ông bà chung sống với nhau đã hơn 40 năm. Thuở trước, ông làm công nhân tự do rày đây mai đó gặp bà đang bán khăn dọc đường. Anh mắt trao nhau, mối tình nảy nở rồi 2 người đến với nhau không qua cưới hỏi.
Tâm sự với chúng tôi, ông Mới cho biết đây là mối tình thứ 2 của ông. Trước khi gặp bà Sang ông đã có một đời vợ. Vợ trước ông người Vĩnh Long đã sinh cho ông một người con gái. Ông bà dẫn nhau lên Sài gòn sống một thời gian thì bà đem con bỏ về quê. Ông vô cùng hụt hẫng nhưng vì còn bà con dòng họ ông không thể theo bà.
Sau đó ông gá nghĩa với bà Sang chung sống đến nay mà không có một đứa con nào. Hàng chục năm chung sống như thế, ông luôn luôn đem lại cho bà niềm vui, nguồn hạnh phúc vô bờ để đến hôm nay ngồi bên cạnh bà ông thẫn thờ lo lắng.
Ông xác nhận với chúng tôi ông rất nhiều nghề. Có những lúc ông đi theo đoàn hát lưu diễn xa với nhiệm vụ bảo vệ tư trang vật dụng, tiền lương ông gởi về trọn cho bà. Cũng có những khi ông làm được khá nhiều tiền ông đều đưa về cho bà. Thu nhập của ông rất khá nhưng cuối cùng bà chỉ để lại cho ông đôi bàn tay trắng. Ông không giận bà, vẫn vui vẻ bên nhau. Ông nói, chỉ cần bà cảm thấy thoải mái là ông thỏa mãn. Của cải là phù vân nghĩa tình mới bền vững.
Căn nhà rách toác của vợ chồng ông Mới. |
Những năm gần đây bà Sang bị bệnh liệt nửa người. Ông Mới không còn khả năng lao động nên hàng ngày ông dậy rất sớm tắm rửa, làm vệ sinh cá nhân cho bà. Ông mớm cho bà từng muỗng cháo rồi cho bà nằm xuống đắp mền cẩn thận trước khi ra đi.
Ông đi khắp hang cùng ngỏ hẹp bán từng tờ vé số, giấy dò. Ông cũng nhặt thêm phế liệu dồn lại khi nào đủ thì bán cho vựa. Thu nhập của ông không nhiều nhưng cũng giúp có được miếng ăn và tiền thuốc cho bà.
Nghèo tiền nhưng giàu hạnh phúc
Bà vẫn nằm trên giường chờ ông mỗi ngày. Đi mệt nhưng về thấy bà cười nói tôi mừng lắm, ông trải lòng với chúng tôi. Ông chăm bà bằng tấm chân tình thật sự, bằng tình yêu thương vô bờ bến mà có lẽ ít ai có thể làm được.
Câu chuyện giữa chúng tôi và ông Mới bị ngắt quảng bởi một phụ nữ từ ngoài bước vào. Ông Mới giới thiệu, đây là cháu ngoại dâu, nhưng lại là cháu nuôi tên Trương Thị Thu Nga, 39 tuổi.
Ông Đỗ Văn Mới. |
Vợ chồng nó ở với chúng tôi đã nhiều năm nay. Gần đây, tôi yếu quá không còn đi bán được nên Nga phải xin nghỉ việc để ở nhà chăm sóc ông bà ngoại. Có Nga tôi cũng đỡ nhiều lắm.
Nghe ông nói, chị Nga cười thật tươi: "Tụi con giúp gì được cho ngoại là tụi con làm liền. Dù không máu mủ ruột thịt nhưng lúc nào con cũng xem ngoại như ngoại của con".
Đúng như lời Nga nói, hàng ngày chị phụ ông chăm bà. Chị lo từng miếng cơm bát nước. Cả nhà đều trông cậy vào thu nhập của chồng Nga với nghề làm cửa sắt. Không nhiều nhưng cũng đắp đổi qua ngày.
Nga kể với chúng tôi, chị rất nể phục ông khi chứng kiến tận mắt tình yêu của ông dành cho bà. Điều đó đã khiến cho chị càng thấy rõ giá trị của tình yêu chân thật. Chị tâm nguyện sẽ lo cho ông bà đến khi nào không còn lo được nữa.
Ông Mới và cháu ngoại nuôi tên Nga. |
Nghĩa tình của vợ chồng Nga với ông bà rất đáng quí. Hiện nay, sức khỏe bà càng lúc càng suy kiệt. Nga luôn cùng ông túc trực bên giường bệnh giúp bà những việc khó khăn. Bà đã từng trối trăng, chỉ muốn chôn trong nghĩa trang đạo Cao Đài. Nga đã đến tận nơi, xin được cho bà toại nguyện...
Trong căn nhà nhỏ xiêu vẹo mục nát lại chứa đựng những tình cảm chân thành, quý giá. Trước khi ra về, một người hàng xóm có nói với chúng tôi, ông bà Mới nghèo tiền thật nhưng lại giàu hạnh phúc. Tình yêu, tình người ông bà có đủ. Thừ hỏi trong xã hội này mấy ai được như thế?
Người mẹ Sài Gòn cắt đất bán dần, một đời gồng gánh 6 con nuôi
Chị cầm nải chuối lên rồi bỏ xuống. Rồi một nải khác được chọn. Chị nói thật lớn, "con lấy nải này bà nhé". Nét mặt bà thật vui. Bà nở nụ cười một tay trao cho khách chiếc bao nhựa, một tay đón lấy tiền khách trả...