Không ít cặp vợ chồng trẻ là người tỉnh lẻ lên Hà Nội làm việc. Sau vài năm làm lụng,ồntiềntỷmuanhàchothuêlaođaoởtrọtrảnợngânhàkèo chấp là gì tích cóp, họ có một khoản tiền tiết kiệm và ước mơ về một ngôi nhà của riêng mình. Tuy nhiên, khúc mắc của họ là giá nhà ở nội thành thì vượt quá khả năng, nhà ở các quận xa trung tâm thì hợp túi tiền nhưng lại quá xa địa điểm làm việc. Tiền tiết kiệm nếu để ngân hàng thì tiền lãi cũng chẳng được bao nhiêu. Thế nên, nhiều người đã chọn phương án chấp nhận mua nhà ở các quận xa trung tâm rồi cho thuê, sau đó lại thuê trọ ở nội thành, gần nơi làm việc để thuận tiện đi lại. Đây vừa là cách để giữ tiền, vừa là để đầu tư bất động sản, chờ đợi tăng giá và tích cóp thêm đủ tiền sẽ bán đi mua nhà nội thành.
Thế nhưng, dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, Hà Nội phải giãn cách xã hội khiến họ rơi vào tình cảnh lao đao vì thu nhập giảm, vẫn phải trả nợ ngân hàng đều đặn, nơi mình thuê trọ thì không được giảm tiền nhà, trong khi nơi mình cho thuê thì người thuê lại xin giảm giá.
Nhiều người chọn phương án mua nhà ở các quận xa trung tâm rồi cho thuê, sau đó lại thuê trọ ở nội thành gần nơi làm việc để thuận tiện đi lại (Ảnh minh hoạ) |
Vợ chồng chị Hải Hà (32 tuổi) đang có một căn nhà cho thuê ở quận Long Biên. Căn nhà này rộng 31m2, 4 tầng, chị Hà cho một gia đình trẻ gồm 2 vợ chồng, 2 con nhỏ thuê với giá 5 triệu đồng/tháng, chi phí điện nước tính theo giá Nhà nước. Còn vợ chồng chị Hà cùng cậu con trai nhỏ 4 tuổi thì thuê một phòng trọ 30m2 ở quận Cầu Giấy cho tiện chỗ làm, tiền phòng 3,5 triệu/tháng, điện nước theo giá của chủ trọ, 3.500 đồng/số điện, 25.000 đồng/m3 nước.
“Để mua căn nhà kia, ngoài vay của người thân, bạn bè không mất lãi, vợ chồng tôi còn phải vay ngân hàng. Đến nay, sau 3 năm mua nhà, mỗi tháng, tiền gốc và lãi vợ chồng tôi phải trả ngân hàng khoảng 5 triệu đồng/tháng”, chị kể.
Mọi thứ lẽ ra vẫn được vợ chồng chị Hà kiểm soát tốt. Tiền cho thuê căn nhà ở Long Biên đập vào tiền trả ngân hàng. Tiền đi thuê trọ ở Cầu Giấy, điện nước hàng tháng khoảng hơn 5 triệu đồng, cũng không phải quá nặng gánh.
Thế nhưng, 2 tháng gần đây, dịch Covid-19 phức tạp, chị Hà bị giảm 50% thu nhập, còn chồng chị thì đã thất nghiệp hơn một tháng nay. Dù vậy, tiền nhà, tiền điện nước, chủ trọ nơi chị thuê không giảm cho đồng nào. Trong khi đó, chị lại nhận được cuộc gọi khá mủi lòng từ người thuê căn nhà của vợ chồng chị ở Long Biên. Họ cho biết, cả hai vợ chồng đều thất nghiệp do dịch bệnh, xin được giảm tiền nhà và chậm trả tiền cho đợt đóng tiền nhà 3 tháng tới.
Chị Hà tâm sự: “Vợ chồng tôi cũng đồng cảnh đi thuê nhà, cũng “nếm” chuyện thất nghiệp nên rất hiểu cho họ. Nhưng chúng tôi cũng khó xử bởi căn nhà đó đã cho thuê với giá rất ưu đãi, điện nước thì giá Nhà nước, vợ chồng tôi bên này vừa giảm thu nhập, vừa không được giảm tiền thuê trọ, điện nước vẫn bị tính giá cao, vừa vẫn phải gánh lãi ngân hàng”.
Sau khi bàn bạc kỹ, vợ chồng chị Hà cũng tâm sự thật lòng với người thuê tình cảnh của mình, nói với họ rằng dù muốn giảm nhiều nhưng vì điều kiện không cho phép nên chỉ có thể giảm được 500 nghìn tiền nhà mỗi tháng. “Không giảm cho họ thì đúng là cạn tình, giờ giảm cho họ thì vợ chồng tôi cũng có thêm áp lực tài chính”, chị Hà ngậm ngùi.
Tương tự là trường hợp của vợ chồng anh Huy (29 tuổi). Vợ chồng anh cũng vay mượn ngân hàng, mua được căn nhà cấp 4 ở quận Hà Đông rồi cho thuê với giá 2 triệu đồng/tháng, còn vợ chồng anh thuê phòng giá 3 triệu đồng/tháng ở quận Ba Đình.
Dịch Covid-19, vợ chồng anh đều làm việc tại nhà, thu nhập giảm 50%. Anh có gọi cho người quản lý khu trọ, đề nghị xin giảm bớt tiền nhà, hoặc tính giá điện nước thấp hơn. Tuy nhiên, họ nói rằng cũng chỉ “thầu” lại khu trọ để cho thuê ăn chênh lệch, chứ không phải là chủ thực sự. Tiền họ đã đóng theo “món” cho chủ nhà, giờ dịch bệnh, vẫn còn mấy phòng trống, nên họ cũng đang lỗ, không thể giảm gì được.
Về phần những người thuê căn nhà cấp 4 ở Hà Đông của vợ chồng anh Huy, họ là hai người đàn ông, lao động tự do, công việc ráo mồ hôi là hết tiền. Dịch bệnh khiến họ mất hẳn thu nhập, thu nhập trước đây không cao, làm được bao nhiêu gửi về cho vợ con ở quê nên tiền tích lũy cũng chẳng có bao nhiêu.
Họ gọi điện xin anh Huy giảm giá một nửa tiền thuê nhà và nói rằng để tiết kiệm chi tiêu nên cả tháng nay cứ đan xen bữa cơm, bữa mì tôm, mong sớm hết giãn cách để được đi làm trở lại.
“Nghe họ nói vậy tôi rất thương. Dù bản thân vợ chồng tôi cũng khó khăn và áp lực tiền nong, nhất là khoản nợ ngân hàng phải trả hàng tháng gần 4 triệu đồng, nhưng xét ra thì vẫn còn đỡ hơn họ rất nhiều, nên tôi đồng ý giảm”, anh Huy kể.
Anh Huy bảo, dịch Covid-19 tác động đến mỗi người theo cách khác nhau, ai cũng có nỗi khổ riêng. Giờ điều anh mong nhất là dịch bệnh sớm được khống chế, để nhịp sống quay trở lại bình thường, để những khoản tiền thuê nhà, thuê trọ không còn là gánh nặng của bất kỳ ai nữa.
Mai Thanh
Liều vay mua nhà mùa dịch, ‘méo mặt’ bán thì lỗ, cố giữ nợ ngập đầu
Thu nhập giảm trầm trọng nhưng khoản nợ ngân hàng vay mua nhà vẫn phải trả gốc và lãi đều. Chi phí sinh hoạt mùa dịch cũng tăng cao hơn, vợ chồng tôi thực sự “điên đầu” mỗi khi nghĩ đến bài toán tài chính.