Lũ vừa rút,àsậpchântayconlởloétsaulũnướcmắtmẹchảydàkq hy lap con trai đầu của chị Phan Thi Lệ (SN 1982, ở thôn Trằm Mé, Thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) là cháu Đinh Thành Đạt (SN 2005) đã chạy ngay về nhà, cố bới trong đống đổ nát xem còn lại gì không. Nhưng ngoài mớ áo quần ướt nhẹp, cái quạt điện rỉ sét, tủ nhôm móp méo dính đầy bùn đất và đống mái lợp fibro xi măng vỡ nát thì ngôi nhà chẳng còn thứ gì đáng giá.
Đôi mắt đục ngầu trước cảnh tan hoang sau lũ, chị Lệ chua xót: “Vợ chồng tôi kết hôn, lần lượt sinh 2 cháu là Đạt và Phan. Cháu thứ hai tròn 18 tháng thì anh bỏ đi làm ăn, biệt tích đến tận giờ". Một nách hai con, lại không có nghề nghiệp gì, chồng không thể liên lạc, năm 2016 chị buộc phải đưa các con về nhà ngoại ở thôn Trằm Mé xin ở cùng. Sống chung với ông bà ngoại 2 năm, chị được bố mẹ cho 1 căn nhà nhỏ, xung quanh ghép ván, lợp mái fibro xi măng, nền đất để ra ở riêng. Ngoài ra, chị còn được cho thêm 1,2 sào ruộng. Được mùa thì cũng có 6 bì lúa để ăn, còn như mùa vừa rồi chỉ được 2 bì, ba mẹ con ăn chưa đầy 2 tháng. Từ khi dọn về ngoại, chị còn tranh thủ đi xin rửa bát thuê cho các nhà hàng gần đó.“Khi chưa có dịch Covid-19 thì còn có khách, mỗi ngày tôi được trả 70 ngàn đồng, còn khách ít họ trả cho 50 ngàn. Ngoài rửa bát, mấy tháng hè tôi cũng đi bán hàng thuê ở các quán nước cho khách du lịch ở cửa động Phong Nha. Ngày nào bán được họ cũng trả cho 100 ngàn, còn bình thường thì cũng 70-80 ngàn một ngày”, chị nói.
Số tiền ít ỏi kiếm được chỉ đủ cho ba mẹ con rau cháo, đắp đổi qua ngày. Từ khi Phan ốm, chị trở nên túng quẫn. “Năm cháu học lớn 2 thì bị viêm đường hô hấp phải nằm bệnh viện Trung ương Huế 1,5 tháng. Ngoài số tiền anh em góp lại cho, tôi phải nhờ mẹ đẻ đứng tên vay ngân hàng 20 triệu chữa bệnh cho con. Năm ngoái, cháu tự dưng lại bị sưng đầu ngón chân, sau đó cứ lở loét, ra máu, mủ. Tôi đã đưa cháu đi khám nhiều nơi nhưng không khỏi. Bác sỹ ở Bệnh viện Da liễu nói cháu bị viêm da cơ địa á sừng, bệnh này chỉ đỡ vào mua hè và bị lại vào mùa đông chứ không thể khỏi được nên phải duy trì uống và bôi thuốc hằng ngày”, chị cho biết. Mỗi tuýp thuốc bôi của Phan vô cùng đắt, khoảng 500 ngàn đồng, thêm thuốc uống khoảng 200 ngàn nữa mà lương mỗi tháng chỉ 2-2,5 triệu đồng nên ba mẹ con sống rất chật vật.
“Thấy mẹ khổ quá, cháu Đạt cứ đòi nghỉ học để đi làm phụ mẹ mà tôi không cho. Cháu học được lắm, cũng rất biết thương mẹ, ngoài phụ tôi làm lúa, nấu ăn, cháu còn phụ ông bà ngoại chèo đò”, chị nói. Mấy hôm mưa to, nước vừa tràn vào nhà, nghe bác Bí thư thôn chạy đến bảo 3 mẹ con dọn đồ đi ngay, nhà này không ở được. Vừa ra khỏi thì nước lên rất nhanh, chị ở nhà ông bà ngoại mà lòng như lửa đốt. “Nhà tôi cao khoảng 3.5m, bị nước lũ ngâm ngập đến mái 1 ngày 2 đêm thì sập. Nhìn nhà từ từ sập xuống, Phan hỏi từ nay ở đâu, lúc đó tôi không biết phải nói sao với con, chỉ khóc làm 2 đứa cũng khóc theo”, chị sụt sùi.
Nước lũ vừa rút, 3 mẹ con đã chạy ngay về nơi từng có nhà nhưng giờ chỉ còn là đống đổ nát. Nhà không có gì đáng giá ngoài cái tủ nhôm, cái quạt điện hỏng, giường ngủ và bàn học của 2 anh em cũng trôi mất. “Mấy hôm lụt, ngâm nước nhiều nên ngón chân của Phan lại sưng tấy, chảy máu, mủ. Nhìn con đau đớn tôi thương đứt ruột”, chị mếu máo. Theo ông Nguyễn Văn Thông, trưởng thôn Trằm Mé, hoàn cảnh gia đình chị Lệ rất đáng thương. “Giờ chỉ mong có thể làm lại cho mẹ con chị cái nhà chắc chắn, khỏi lo lắng mỗi khi bão lụt về, cho chị yên tâm đi làm thuê để nuôi các cháu tiếp tục đi học”, ông nói. Hải Sâm
Vụ 22 người bị đất lở vùi lấp: Nỗi đau của cô giáo tiểu học 15 ngày chít 3 khăn tangMẹ mất chưa được 15 ngày, trên đường đưa thi thể anh trai từ bệnh viện về nhà thì lại nhận được hung tin chồng cùng 21 đồng đội gặp nạn tử vong ở Quảng Trị. Tang chồng tang, cô giáo Hoa ngã quỵ trước nỗi đau quá lớn. |