TheảlạikhônggianchoĐờncatàitửkết quả bóng dá anho GS-TS Trần Văn Khê, sự kiện Đờn ca tài tử Nam Bộ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của văn hóa và du lịch.
Ngày 11-2, Việt Nam tổ chức lễ đón bằng của UNESCO công nhận Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Là một trong những người có công rất lớn trong việc đem lại kết quả này, điều giáo sư tâm đắc nhất là gì? - GS-TS Trần Văn Khê: Tôi bắt đầu biết ĐCTT khi còn trong bụng mẹ. Sinh ra, tôi đã nghe tiếng sáo tài tử của cậu Năm tôi mỗi ngày ru tôi ngủ. Ông nội tôi là nghệ nhân đàn tỳ bà, cả hai gia đình nội ngoại đều sống với ĐCTT. Khi lớn lên, sang học bên Tây, tôi lấy đờn cò, đờn tranh đi thi được đứng hạng nhì, ngang với “mã đầu cầm” của một nghệ sĩ đến từ Mông Cổ, đứng trước cả thí sinh Hungary, Bulgaria… Tôi ra nước ngoài, ĐCTT đã cho tôi giải thưởng đầu tiên. Nhờ ĐCTT mà tôi kiếm cơm sống được nhiều năm ở xứ người. Khi làm luận án tiến sĩ, tôi cũng nhờ ĐCTT, được các nước trên thế giới mời đi nói chuyện cũng nói về ĐCTT, nghĩa là tôi gắn liền mấy chục năm trời với ĐCTT nhưng đã có lúc tôi vọng ngoại, làm theo nhạc Tây, tôi biết mình đi sai đường. Khi nằm trị bệnh ở Pháp trong 3 năm 2 tháng, tôi ngộ ra mình đã nhận được của ĐCTT nhiều quá mà lại quay lưng, nghĩ phải học Tây mới tiến bộ. Rốt cuộc, mình học Tây mới thấy sai, bởi mỗi một nền âm nhạc có ngôn ngữ khác nhau. Tôi quay lại 180 độ từ năm 1952-1953, theo đuổi âm nhạc tài tử, âm nhạc truyền thống Việt Nam và nghiên cứu âm nhạc châu Á cho đến ngày nay. Biết và yêu ĐCTT từ rất sớm nhưng vì sao giáo sư lại giới thiệu ca trù, nhã nhạc cung đình trước ĐCTT với UNESCO khi cố vấn thực hiện hồ sơ vinh danh? - Hồi bắt đầu được Chính phủ Việt Nam mời từ Pháp về nước để đóng góp ý kiến cho việc hoàn tất các hồ sơ gửi UNESCO, tôi đã nhận thấy tiêu chuẩn của ĐCTT chưa đủ, khi muốn được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại phải có bề dày của lịch sử và bề sâu của nghệ thuật. Mà bề dày lịch sử thì phải trên 300 năm, trong khi ĐCTT chưa tới 100 năm, nếu đưa hồ sơ vào thì sẽ thất bại. Lúc đó, người trong nước đã nghĩ tôi bỏ ĐCTT. Tới chừng sau này, UNESCO đổi lại tiêu chí, không còn là kiệt tác di sản phi vật thể của nhân loại mà là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thành ra điều kiện xem xét dễ dàng hơn. Năm 1963, tôi đã từng làm nhiều đĩa nhạc ĐCTT mang nhãn hiệu của UNESCO với tuyển tập âm nhạc phương Đông. Lúc đó, cố nghệ nhân Bạch Huệ ca tứ đại, vọng cổ; các nghệ nhân chơi nhạc cụ dân tộc có Sáu Tửng, Tư Huyện, Chín Trích… Đến năm 1972, tôi và giáo sư Vĩnh Bảo sang Pháp, làm tiếp đĩa ĐCTT cho Đài Phát thanh Pháp, đĩa bán chạy và được công chúng hoan nghênh nồng nhiệt. Chính UNESCO bỏ tiền ra cho một chuyên gia đến nhà tôi thu thanh trực tiếp đĩa ĐCTT do tôi và anh Vĩnh Bảo đờn các bản: Tây Thi cổ bản, Nam ai, Nam xuân, Đảo ngũ cung, Tứ đại… Có thể nói chưa có bộ môn nghệ thuật nào của Việt Nam nhận được vinh dự đó của UNESCO. Do vậy, khi làm hồ sơ cho ĐCTT, chúng tôi đề nghị phải đưa các đĩa này vào bởi các bậc tiền bối của tổ chức này đã công nhận thì chắc chắn hồ sơ ĐCTT không thể nào không được xem xét. Khi được báo tin ĐCTT được vinh danh, tôi không ngạc nhiên chút nào hết nhưng nỗi vui mừng trào dâng đến không cầm được nước mắt vì tôi đã đi suốt cuộc đời với ĐCTT và nhìn thấy nó được truyền bá không chỉ ở miền Nam mà ra tới miền Trung, miền Bắc, cả kiều bào ở nước ngoài cũng mê. Bây giờ khi ĐCTT đã được vinh danh, nỗi lo lớn nhất của giáo sư là gì? - ĐCTT đang bị biến chất vì hồi nào giờ người ta nói chơi ĐCTT chứ không phải biểu diễn ĐCTT. Một nghệ thuật tức hứng chơi không có tính trước, không ai nói với ai, khi người cùng chơi tức hứng tại chỗ, ngẫu hứng đờn ca buông bắt sinh động mang cả cái hồn. Đó mới là ĐCTT. Rồi bây giờ làm cho ĐCTT biến thành CLB, ăn mặc chỉnh tề, đờn thật chính xác, đúng nhịp, đúng hơi vô cùng mà không còn cái hồn nữa. Nếu để ý sẽ thấy người ĐCTT bây giờ ngồi đờn mặt mày buồn hiu, đờn xong lấy phong bì đi về, còn không đồng bộ khi người đờn mặc áo dài nghiêm túc còn người ca thì mặc đồ Tây. Chính quyền hiện nay đang quan tâm đến loại hình nghệ thuật này thì hãy tôn vinh thật sự những nghệ nhân, tìm cách cho họ có thể sống để dạy ĐCTT, tạo điều kiện để những người ĐCTT có thể sống bằng tiền lương và được người ta tôn trọng. Và hãy đem ĐCTT đúng chuẩn lần lần giới thiệu trong các trường để tuổi trẻ thấy hình ảnh đúng của ĐCTT. Còn các CLB phải cho sinh hoạt với nhau, tạo sự giao lưu đúng nghĩa. Phải trả ĐCTT về đúng với không gian của nó. Vì sao biện pháp bảo tồn di sản của nước ta chưa theo kịp các nước? - Nước Việt Nam ta không may bị đô hộ và chiến tranh kéo dài, khi hòa bình lập lại chỉ lo cứu đói chứ không lo văn hóa nên quên, coi văn hóa không trọng bằng các lĩnh vực khác. Bị vậy mà thiệt thòi. Ở Nhật Bản, nghệ nhân đờn hay được trọng dụng, coi là quốc gia chi bảo, dân chúng gặp đều chào. Ở Ấn Độ và Pháp, chính phủ bỏ tiền mua lại đờn cũ, mỗi năm hỗ trợ tiền để nghệ nhân sinh sống. Theo tôi, sự kiện ĐCTT Nam Bộ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là bước ngoặt quan trọng, sẽ mở ra nhiều tiềm năng, cơ hội cho sự phát triển đất nước nói chung, trong đó có lĩnh vực văn hóa và du lịch. Nếu không có nhà nước bỏ vốn để lo bảo tồn tài nghệ thì sẽ mất. Văn hóa của một quốc gia phồn thịnh, thái bình thì không thể mặc cảm tự ti. Tôi cũng đã một thời đi sai đường như đã nói và bây giờ đã đến lúc phải lo cho văn hóa rồi. Bản thân giáo sư sẽ làm gì để góp phần giữ gìn và bảo tồn không gian của ĐCTT? - Tôi sẽ tìm những nghệ nhân có lò đào tạo đúng chuẩn mời đến TP HCM để giao lưu với các nghệ nhân ĐCTT trong chương trình sinh hoạt định kỳ tại nhà tôi. Tạo không khí chơi ĐCTT hào hứng đúng nghĩa. Một chương trình nữa nói về nguồn gốc ca Huế đi vào Nam và thích nghi theo hoàn cảnh, khi cho rằng ĐCTT Nam Bộ được hình thành và phát triển bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Tôi sẽ mời một dàn nhạc Huế chính cống vào để hòa với dàn nhạc miền Nam nhằm tìm ra cái riêng và cái chung. Long trọng tổ chức lễ đón Tối 11-2, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng UBND TP HCM sẽ tổ chức lễ đón bằng của UNESCO công nhận nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Hội trường Thống Nhất (quận 1, TP HCM). Nhân dịp này, đại diện UNESCO sẽ trao bằng cho đại diện cộng đồng của 21 tỉnh, thành trong cả nước, đồng thời khen thưởng các tập thể, cá nhân, nghệ nhân đã có những công trình, sản phẩm, thực hiện công tác truyền dạy góp phần phát triển hoạt động ĐCTT trong nhiều năm qua. Bộ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ công bố chương trình hành động quốc gia nhằm kêu gọi nhân dân cả nước cùng chung sức giữ gìn, bảo tồn và phát huy nghệ thuật ĐCTT Nam Bộ. Bảy tỉnh, thành lân cận TP HCM có phong trào ĐCTT mạnh như: Long An, Cần Thơ, Tiền Giang, Bạc Liêu, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long sẽ biểu diễn các tiết mục ĐCTT đặc sắc. NSND Bạch Tuyết, NSƯT Minh Vương, Phượng Hằng... sẽ biểu diễn ĐCTT cùng với các ban nhạc cổ nổi tiếng của TP HCM. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, HTV9 và 20 đài truyền hình khu vực ĐBSCL. |
Theo NLĐ |