您现在的位置是:World Cup >>正文
'Sao cứ bắt giáo viên phải như thánh!'_kết quả áo
World Cup772人已围观
简介Để xảy ra bạo lực học đường, nhiều người ngay lập tức đòi hỏi trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm. C ...
Để xảy ra bạo lực học đường,ứbắtgiáoviênphảinhưthákết quả áo nhiều người ngay lập tức đòi hỏi trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm. Cô Nguyễn Phương Diệp (Hà Nội) nói rằng để làm được là không dễ.
“Giáo viên muốn phát hiện và xử lý vấn đề của học sinh mất nhiều thời gian và tâm trí; chưa nói tới ngăn chặn khi sự việc chưa xảy ra. Có bao nhiêu bố mẹ biết con cái đang nghĩ gì, làm gì mà lại muốn thầy cô như thần thánh nắm bắt ngay mọi tâm tư cảm xúc của học sinh?"
Chưa kể, để đưa ra những quyết định xử phạt học trò cũng không phải là chuyện dễ dàng, thậm chí phải đấu tranh nội tâm gay gắt.
Cô Diệp đã từng ngồi vào hội đồng kỷ luật ngay trước ngày thi THPT quốc gia để xử lý trường hợp một học sinh lớp 12 - lúc ấy dù đã kết thúc năm học chờ thi - nhưng lại đánh nhau bên ngoài trường.
Cô Nguyễn Phương Diệp |
“Để ra cái án hạ hạnh kiểm, nghĩa là em sẽ không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp, phải chờ sang năm sau thi, hội đồng kỷ luật cũng phải suy nghĩ, đấu tranh gay gắt lắm. Ranh giới giữa bao che với khắt khe khô cứng quá đôi khi rất mong manh. Trong khi đó, những đứa trẻ còn cả cuộc sống còn rất dài phía trước. Không phải lúc nào cũng là thầy cô muốn che giấu cho mình đâu”, cô Diệp tâm sự.
Cô Diệp cũng thừa nhận thực trạng giáo viên ít quan tâm và sát sao tới học sinh.
Theo cô, có rất nhiều lý do để dẫn tới hiện tượng này.
Giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu sự nhiệt tình, giáo viên thiếu cả chuyên môn nghiệp vụ.
Thực tế là giáo viên được đào tạo để dạy kiến thức cụ thể của môn học nào đó. Còn làm giáo viên chủ nhiệm là quá trình tự học, đòi hỏi rất nhiều kiến thức liên môn, liên ngành và cả sự hiểu biết rất sâu về tâm lý học.
Chưa kể, để quan tâm được học sinh, còn cần sự nhạy cảm đặc biệt của người làm giáo dục mà điều này thì không phải ai cũng có.
Một nguyên nhân, theo cô Diệp cũng cần phải kể đến là lương giáo viên thấp.
“Để duy trì cuộc sống, giáo viên phải dạy thêm. Mà đã dạy thêm thì sẽ bị chia nhỏ thời gian và khó toàn tâm toàn ý, dốc sức dốc lòng cho những gì ngoài giờ dạy. Công việc của giáo viên có đặc thù là thời gian lên lớp không phải quá nhiều. Nhưng để quan tâm tới học sinh, không chỉ dạy kiến thức mà còn uốn nắn suy nghĩ hành vi thì cần rất nhiều thời gian ngoài giờ lên lớp. Khi phải làm thêm để mưu sinh thì chính thời gian cuộc sống của họ bị thu hẹp, tâm trí không thể tập trung và năng lượng đương nhiên bị hao hụt”, cô Diệp phân tích.
Làm học sinh hạnh phúc: Điều thiếu vắng ở các trường công lập? |
Theo cô, đừng chỉ yêu cầu các thầy cô làm phép thắng lợi tinh thần vượt qua khó khăn mà chuyên tâm. Ai cũng muốn nỗ lực, nhưng đừng phủ nhận những yêu cầu vật chất chính đáng đủ để yên tâm làm nghề.
Dẫu vậy, cô Diệp vẫn nhắc lại rằng lương thấp không phải lý do để giáo viên cho phép mình vô trách nhiệm.
Theo cô, xã hội "cũng đang tước đi của giáo viên" những quyền cần thiết để duy trì trật tự, tước đi cảm giác an toàn để nhiệt tình hết tâm sức với học sinh.
“Sẽ làm gì khi bất kỳ sự việc gì xảy ra bạn cũng trở thành tâm điểm của những cuộc "lên đồng tập thể" của xã hội. Sẽ làm gì khi mọi lời nói của bạn đều có thể bị ghi âm, ghi hình và thành vũ khí tấn công mình. Vậy liệu có còn dám phạt học sinh khi các em láo, hư? Thiếu sự tôn trọng và thiện chí khiến các bên đang phải đề phòng nhau, thay vì hợp tác cùng nhau để giáo dục trẻ”, cô Diệp buồn bã.
Không né tránh trách nhiệm của ngành giáo dục, nhưng cô Diệp vẫn thẳng thắn:
"Đừng quên mỗi chúng ta đang góp phần không nhỏ làm hỏng đi đạo đức xã hội. Chúng ta sẽ chê những đứa trẻ cứng nhắc, không biết cách linh hoạt lách luật để thuận lợi. Chúng ta nói với nhau về những tấm gương kiếm tiền bằng mọi cách. Chúng ta định giá người xung quanh bằng khả năng kiếm tiền của họ. Chúng ta không dám đấu tranh với những điều sai trái. Thậm chí, không dám nói lên chính suy nghĩ của mình. Một xã hội với nhiều thành viên có những phẩm chất như thế thì có giá trị cốt lõi nào được xây dựng để giới trẻ có định hướng mà noi theo”.
Thanh Hùng
Cô chủ nhiệm chuộc iPhone bị đánh cắp cho học trò
Từng là học sinh giỏi nhưng sa vào ăn chơi quá đà, T. liều trộm điện thoại iPhone của bạn mang bán. Khi chuyện vỡ lở, cô giáo chủ nhiệm đã chuộc chiếc điện thoại.
Tags:
转载:欢迎各位朋友分享到网络,但转载请说明文章出处“PhongThuyBet”。http://game.rgbet01.com/html/185b499713.html
相关文章
'Vua bánh mì' tập 21: Hưng được giải oan, Nguyện tìm thấy 'Vinh chong chóng'
World CupHữu Nguyện vào hang ổ giang hồ tìm Dung:Ở tập 20 phim Vua bánh mì,sau hơn 5 năm lưu lạc, Nguyện cuối ...
阅读更多Chủ tịch nước biểu dương các chủ tịch Mặt trận tiêu biểu
World CupChủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)Hội nghị biểu dương Chủ ...
阅读更多Đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động chào mừng Đại hội XII của Đảng
World CupPhó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phạm Văn Linh phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)Ngày ...
阅读更多
热门文章
- Nhà hát Lớn chính thức mở cửa đón khách tham quan
- Đảng ủy xã Tân Hiệp, Phú Giáo: Tổng kết công tác xây dựng hệ thống chính trị năm 2015
- Tổng kết Đề án “Đoàn kết tập hợp thanh niên công nhân huyện Dầu Tiếng” giai đoạn 2011
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
- Nhận cuộc gọi của đối tượng tự xưng công an, bà cụ ở Hà Nội mất 1,1 tỷ
- Quốc hội tán thành đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước
最新文章
Lay động những khúc hát ngợi ca chủ tịch Hồ Chí Minh
Chi đoàn trường Tiểu học Bùi Thị Xuân, TX.Dĩ An: Thăm và tặng quà cho 5 gia đình chính sách
39 học sinh nhận học bổng “Viso
Những mốc son của đất nước trong 70 năm qua
Phạm Hồng Hải Quân, gameshow 'Vì yêu mà đến' đột ngột qua đời tuổi 40
Liên đội THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Dầu Tiếng): Viếng và làm vệ sinh Nghĩa trang liệt sĩ huyện