Trao đổi với ICTnews về vấn đề xây dựng thành phố thông minh (smartcity) tại Việt Nam,âydựngsmartcityViệtNamcầngiảiquyếttắcnghẽngiaothôngdịchbệnhanninhcôngcộtylekeo tv ông Eric Yeo, Tổng Giám đốc IBM Việt Nam chia sẻ: khi chính quyền các nước đang không ngừng tập trung vào các vấn đề mang tính quốc gia, các thành phố cần tranh thủ tận dụng những công nghệ mới nhất để tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ. Điện toán biết nhận thức và trí tuệ nhân tạo sẽ mang lại những cơ hội mới cho chính quyền các nước nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho công dân và cải thiện môi trường kinh doanh, mang lại các trải nghiệm có tính cá nhân hoá và tối ưu hoá kết quả các chương trình và dịch vụ được triển khai.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Bá Quỳnh, Giám đốc khối Chính phủ và Doanh nghiệp nhà nước, Microsoft Việt Nam nhận định: hạ tầng dành cho chính quyền điện tử của các đô thị mà tiêu biểu là các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng sẽ đi cùng xu hướng của cuộc cách mạng công nghệ mới, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư. Do đó, điều cốt yếu là cần xây dựng và phát triển các phần mềm và ứng dụng quản lý Chính phủ điện tử thế hệ kế tiếp (GovernmentNext hoặc Digital Government) trên nền điện toán đám mây, triển khai IoT, đồng thời xã hội hóa các dịch vụ CNTT mà vẫn đảm bảo được tính tối ưu, tính an toàn an ninh trên các nền tảng, hạ tầng và ứng dụng.
Trao đổi với ICTnews, ông Jong Hyun Park, Tổng Giám đốc Dasan Zhone Solutions Việt Nam cho rằng, nếu Việt Nam muốn xây dựng những thành phố thông minh, hãy tham khảo những kinh nghiệm từ các quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, New York… để tìm ra giải pháp nào phù hợp với điều kiện và cơ sở hạ tầng của mình. Không phải cứ giải pháp nào hiện đại nhất là tốt và phù hợp với Việt Nam.
Để xây dựng một thành phố thực sự “thông minh”, theo Tổng Giám đốc IBM Việt Nam Eric Yeo, các thành phố cần tập trung trước hết vào bốn lĩnh vực có tác động lớn là giảm tắc nghẽn giao thông; tăng cường an ninh và an toàn công cộng thông qua cắt giảm tội phạm và phát triển các dịch vụ phản ứng nhanh trong trường hợp khẩn cấp; cải tổ các dịch vụ công, đặc biệt là giáo dục đào tạo; phát triển lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ, phát hiện bệnh sớm và phòng ngừa dịch bệnh, dựa trên nâng cao khả năng tiếp cận với dữ liệu.
Những thách thức mà các thành phố đang phải đối mặt trong hệ thống “lõi” mang tính kết nối chặt chẽ. Chẳng hạn như một hệ thống giao thông tốt, đáng tin cậy không chỉ làm giảm tắc nghẽn xe cộ mà còn nâng cao sức khoẻ của người dân thành phố nhờ làm giảm lượng khí thải CO2, giảm căng thẳng khi tham gia giao thông và giảm tai nạn giao thông. Vì vậy, những thành phố “có tầm nhìn” đều cần áp dụng một tư duy hệ thống nhằm nâng cao tính hiệu quả từ các hệ thống “lõi” nói trên.
(责任编辑:World Cup)