Đó là chia sẻ của ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) khi bàn về vai trò của phụ huynh trong việc bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Trước tình trạng số vụ trẻ em bị xâm hại và bóc lột trên môi trường mạng đang ngày càng gia tăng,áchtốtnhấtđểbảovệcontrênmạngxãhộiĐểconnóiramọithứlịch bóng đá bundesliga ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) đã có cuộc chia sẻ với VietNamNet về khung pháp lý cũng như vai trò của các bên liên quan trong việc chung tay bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). |
Ông đánh giá như thế nào về tình trạng trẻ em sử dụng mạng xã hội và bị lợi dụng trên không gian mạng hiện nay ở Việt Nam?
Hiện nay tình trạng trẻ em bị lạm dụng trên môi trường mạng là có thật. Thực tế cho thấy trẻ em có rất nhiều nguy cơ bị lạm dụng trên môi trường mạng, từ việc tiếp cận, sử dụng những thông tin không phù hợp, thậm chí là các thông tin xấu độc.
Sự phát triển của mạng xã hội cũng gây nên sự xuất hiện tội phạm mạng xã hội. Cụ thể là những đối tượng này lợi dụng môi trường mạng để có những hành vi phát tán thông tin, hình ảnh mang tính chất bí mật đời tư; mua bán; xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trên môi trường mạng và thông qua môi trường mạng.
Hậu quả của việc này trong nhiều trường hợp khiến trẻ em bị sang chấn về mặt tâm lý, thậm chí có ý định tự tử.
Tôi cho rằng, bên cạnh những lợi ích thiết thực và không thể thay thế của môi trường mạng, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến những tác hại, ảnh hưởng của nó đến đối tượng trẻ em.
- Hiện nay, Việt Nam đã có những khung pháp lý nào để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, thưa ông?
Về khung pháp lý bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, chúng ta có Luật An ninh mạng, Luật Trẻ em, Nghị định 56 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều. Luật Trẻ em năm 2017 đã dành một chương riêng để quy định về trách nhiệm của các bên có liên quan, các hoạt động cần phải có để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Tôi cho rằng, về mặt cơ sở pháp lý, chúng ta có khá đầy đủ, tuy nhiên hệ thống pháp luật của chúng ta cần phải bổ sung cụ thể hơn, chi tiết hơn nữa các chế tài xử lý các hành vi vi phạm và xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Đồng thời, cần có những chế tài xử lý dựa trên hậu quả, tác hại mà những hành vi này gây ra cho trẻ em.
Hiện nay, chúng tôi cũng được biết Quốc hội đang xem xét, chuẩn bị thông qua Luật Xử lý vi phạm hành chính bổ sung, sửa đổi. Khi luật này được Quốc hội thông qua, một số nghị định của Chính phủ cũng sẽ được sửa đổi bổ sung.
Tôi cho rằng đây là một cơ hội rất tốt để chúng ta nghiên cứu tăng nặng các mức phạt đối với những hành vi xâm hại trẻ em nói chung và trên môi trường mạng nói riêng.
- Trong thời gian qua, Cục Trẻ em đã có những hành động gì trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, thưa ông?
Chúng tôi đã phối hợp với các đơn vị Nhà nước có liên quan như Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) để xử lý các hành vi nguy cơ hoặc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
Ngoài ra, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 do Cục Trẻ em quản lý thường xuyên tiếp nhận thông tin về các trường hợp, nguy cơ xâm hại trẻ em.
Hiện nay, tổ chức phi chính phủ hoạt động vì quyền trẻ em ChildFund Việt Nam và Microsoft Việt Nam cũng phối hợp cùng chúng tôi xây dựng, phát triển ứng dụng mang tên 111. Đây là một công cụ giúp trẻ em và tất cả người dân có thể sử dụng chính mạng xã hội để cung cấp thông tin, tố cáo các hành vi liên quan đến nguy cơ bạo lực, xâm hại trẻ em.
Theo tôi, giải pháp bền vững nhất là chúng ta cần phải thúc đẩy, hình thành mạng lưới xã hội, đặc biệt là sự tham gia của các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng liên quan đến trẻ em, gia đình, làm sao để tạo một hệ sinh thái an toàn, lành mạnh, đẩy lùi các thông tin không phù hợp, xấu độc.
NCMEC là Trung tâm quốc gia về trẻ em mất tích và bị bóc lột, một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 1984. |
- Ngoài trách nhiệm từ phía các cơ quan có thẩm quyền, theo ông, phụ huynh có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ con em mình trên không gian mạng?
Trách nhiệm của phụ huynh trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, đặc biệt là trách nhiệm hướng dẫn, giáo dục trẻ em những kỹ năng sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, đã được quy định trong Luật Trẻ em.
Có một thực tế là phụ huynh thường không ‘rành’ công nghệ thông tin, tiện ích trên môi trường mạng bằng chính con em mình, đặc biệt trẻ ở tuổi thiếu niên. Chính vì thế, cha mẹ cần phải tìm hiểu về môi trường mạng để bảo vệ con em mình tốt hơn.
Một kinh nghiệm, bài học mà chúng tôi cũng muốn phổ biến cho các bậc cha mẹ là hãy thường xuyên trò chuyện với con để các con chia sẻ với cha mẹ tất cả những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày cũng như các vướng mắc trên môi trường mạng. Khi các em nói ra được vấn đề của mình thì phụ huynh mới có thể trợ giúp hoặc tìm đến các cơ quan chức năng. Việc làm bạn với con trên môi trường mạng cũng như trong đời thường là một trong những cách để bảo vệ con em mình một cách tốt nhất.
- Ở các quốc gia phát triển, vấn đề bảo vệ trẻ em rất được quan tâm và được thực thi một cách nghiêm ngặt. Họ có những biện pháp, cách thức gì mà chúng ta có thể học hỏi, thưa ông?
Hiện nay có rất nhiều sáng kiến, phương thức và công nghệ khác nhau để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Đây là mối quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế.
Ví dụ như ở Anh có lực lượng cảnh sát chuyên biệt bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, đặc biệt là xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
Ở Việt Nam có thể chưa cần thiết phải có một lực lượng chuyên biệt như thế nhưng chúng ta cũng cần phải có lực lượng điều tra, an toàn thông tin có đủ năng lực, hiểu biết về quyền trẻ em, đủ kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em để có thể triển khai những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Ở phạm vi toàn cầu, có một liên minh là We Protect – nơi chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia, đồng thời đưa ra các giải pháp đấu tranh chống tội phạm xâm hại trẻ em ở quy mô toàn cầu.
Mặc dù Việt Nam chưa tham gia liên minh này nhưng chúng tôi rất chủ động trong việc phối hợp với các đơn vị liên quan.
Ví dụ như khi có những clip nội dung xâm hại, bạo lực trẻ em được đưa lên, ngay lập tức sẽ có sự phối hợp giữa Cục Trẻ em, Cục Cảnh sát hình sự, Cục An toàn thông tin để xác minh nguồn gốc thông tin clip đó xảy ra khi nào, ở đâu. Nếu đúng là xảy ra ở Việt Nam trong thời gian mới đây thì lập tức các cơ quan sẽ vào cuộc xác minh để triển khai ngay các biện pháp hỗ trợ bảo vệ nạn nhân, đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em trong đời thực.
Xin cảm ơn ông!
Học giọng văn, cách nhắn tin, sử dụng ngôn ngữ của con gái, chị Mai lấy nick con nhắn tin với kẻ dụ dỗ con gái bỏ nhà ra Hà Nội 'làm việc nhẹ lương cao'.