Ai cũng có thể trở thành nữ hoàng
Mới đây,ộVănhoáNữhoàngÔnghoàngthểhiệnsựháodanhbấtbìnhthườkèo nhà cái 888 cộng đồng mạng đồng loạt thắc mắc về danh xưng Nữ hoàng văn hóa tâm linh. Người được trao danh hiệu này là cô đồng Phạm Nữ Hiền Ngân.
Khi mới đăng quang, hàng loạt các thành tích của cô được liệt kê như sau: Bảng vàng Tâm tài đất Việt vì sự phát triển của cộng đồng; danh hiệu trái tim vàng vì cộng đồng; hãng phim Mỹ (không hiểu là hãng phim Mỹ nào?) bình chọn là cô hầu đồng đẹp nhất để quảng bá Hầu đồng Việt Nam đi khắp thế giới… Nữ hoàng văn hóa tâm linh được trao cho cô đồng Phạm Nữ Hiền Ngân như một lời tri ân cho những đóng góp của cô cho văn hóa nước nhà”.
Cô đồng Phạm Nữ Hiền Ngân mới đây còn được bầu vào chức Phó Trưởng Ban phát triển thương hiệu doanh nghiệp và chống hàng giả tại TPHCM (thuộc Viện Công nghệ chống hàng giả), nhưng sau đó "Nữ hoàng văn hoá tâm linh" này xin rút khỏi ban chống hàng giả.
"Nữ hoàng văn hoá tâm linh" Hiền Ngân. |
Tiếp đến, trên thư mời của chung kết trao giải Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam 2019 diễn ra vào ngày 13/7 có ghi đích danh một doanh nhân là Nữ hoàng thực phẩm. Tên danh hiệu khá lạ này khiến công chúng không khỏi thắc mắc. Theo tìm hiểu của phóng viên, tên chính xác danh hiệu này là “Nữ hoàng Thương hiệu Việt Nam ngành Thực phẩm”.
2 danh hiệu nữ hoàng này cũng do Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phối hợp cùng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Ô tô Ngọc Minh tổ chức.
Năm 2017, ngôi vị Nữ Hoàng Kim Cương được trao cho ca sĩ, doanh nhân Đinh Hiền Anh bởi theo ban tổ chức cô hội tụ đủ “Trí - Sắc - Tâm – Tài”. Cuộc thi lần đầu tiên được kết hợp tổ chức bởi đơn vị của ca sĩ Thu Trang, chị gái của Á hậu Quý bà Nguyễn Thu Hương.
Năm 2017, ca sĩ, doanh nhân Đinh Hiền Anh cũng được trao danh hiệu Nữ hoàng kim cương. |
Nữ hoàng văn hóa tâm linh, Nữ hoàng thực phẩm, Nữ hoàng kim cương, Nữ hoàng ngành tài nguyên môi trường, Nữ hoàng ngành thép… đang khiến công chúng thắc mắc về tiêu chí cũng như nội dung mà nó hướng đến.
Trong buổi gặp gỡ báo chí chiều 10/7, Á hoàng Doanh nhân Nguyễn Thụy Oanh – Trưởng ban tổ chức cuộc thi Nữ hoàng Thương hiệu Việt Nam 2019, đơn vị đã trao rất nhiều danh hiệu như Nữ hoàng Văn hóa tâm linh Việt Nam, Nữ hoàng Thực phẩm Việt Nam, Nữ hoàng ngành Thép,.. đã trả lời những thắc mắc của dư luận xung quanh cuộc thi này bị “ném đá” nhiều ngày qua như sau:
“Nữ hoàng là một danh xưng cao quý ở châu Á và đặc biệt ở Việt Nam. Một người nào đó xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó thì được mọi người gọi là Nữ hoàng ngành nghề đó. Chúng tôi lấy đúng tiêu chí này để gọi một người phụ nữ xuất chúng ở ngành nghề: Gồm 1 Nữ hoàng và 2 Á hoàng. Tiêu chí đầu tiên phải là hội viên hội Nghệ nhân Việt Nam, thứ 2 là họ phải làm trong lĩnh vực đó thì mới được tôn vinh, thứ 3 là họ có đóng góp cho ngành nghề đó thì mới được tôn vinh. Ngoài ra họ phải trên 18 tuổi, không vi phạm pháp luật. Theo tôi, văn hóa tâm linh cũng là một nghề.
Tôi là người nhận được danh hiệu Á hoàng 1 từ cuộc thi Nữ hoàng doanh nhân Việt Nam 2017 do Cục NTBD cấp phép. Tôi đã suy nghĩ doanh nhân là 1 ngành nghề tại sao phụ nữ khác cũng giỏi mà không được trao vương miện? Tôi đau đáu 6 tháng thì đăng ký bản quyền thì được cấp phép đúng mong muốn của mình.
Người đẹp muốn danh hiệu ngoài sự tự hào bản thân còn có sức mạnh quảng bá về ngành nghề đó. Ví dụ: khi nói đến Nga Lê người ta nghĩ đến ngay Nữ hoàng Thực phẩm – người uy tín, quyền lực trong ngành nghề thực phẩm,... mang hiệu quả truyền thông lớn. Người có danh hiệu phải quảng bá thương hiệu Việt Nam đến người tiêu dùng nhanh nhất ở trong nước và cả quốc tế. Tên "Nữ hoàng" gắn với từng ngành nghề, đó niềm tự hào của người được nhận”.
Tại buổi gặp gỡ báo chí, Á hoàng Doanh nhân Nguyễn Thụy Oanh cũng chia sẻ với báo chí rằng, họ đã làm công văn xin lỗi truyền thông vì đã sử dụng logo của một số cơ quan báo chí khi chưa được sự đồng tình của họ: “Thực ra, chúng tôi không sai, tôi viết thư xin lỗi là vì đã sử dụng logo của một số đơn vị báo chí và giải trình một số thủ tục pháp lý thôi.
Mọi người hiểu lầm rồi, mấy ngày nay tôi không ngủ được (bật khóc) vì những ồn ào này. Kể cả có một thí sinh tham dự, chúng tôi cũng vẫn tổ chức cuộc thi. Những dư luận vừa qua ảnh hưởng vô cùng lớn đến chương trình, đến tôi. Nếu vẫn có những luồng thông tin như vừa qua, thì ai dám đội vương miện nữa? Tôi ủng hộ việc nhận danh hiệu để phụ nữ tự tin hơn”, Á hoàng Doanh nhân Nguyễn Thụy Oanh chia sẻ.
Không tiếp tục để các danh hiệu tự phong tuỳ tiện, lộng hành
Chia sẻ về việc loạn các danh xưng nữ hoàng, Chánh Văn phòng Bộ - Người phát ngôn của Bộ VHTTDL Nguyễn Thái Bình khẳng định, không có danh xưng nào là "Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam", đồng thời bày tỏ quan điểm cần rà soát, siết chặt quản lý và kịp thời xử lý những sai phạm, không để tiếp tục xảy ra tình trạng các danh hiệu tự phong một cách tùy tiện, gây bức xúc trong dư luận.
"Hiện nay, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã yêu cầu phòng chức năng phối hợp với một số địa phương rà soát lại việc cấp phép tổ chức các hoạt động liên quan. Những danh xưng tự phong, tự nhận rất “kêu” như “Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam”, “Nữ hoàng …”, “Ông hoàng”, v.v... mấy ngày qua đang làm dư luận dậy sóng, phải thấy rằng những danh hiệu này thể hiện sự háo danh và bất bình thường trong đời sống xã hội. Bộ VHTTDL một lần nữa khẳng định và bày tỏ quan điểm không ủng hộ, không cấp phép và đề nghị các địa phương, các cơ quan quản lý cùng các tổ chức rà soát chặt chẽ, kịp thời xử lý các sai phạm, không để tiếp tục xảy ra những vụ việc, danh xưng tự phong tùy tiện như thế này.
Tổ chức và thưởng thức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có các cuộc thi sắc đẹp, người mẫu là một nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, việc tổ chức với các nội hàm cũng như quy trình, danh hiệu trao tặng trong các cuộc thi đều phải tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật, tránh để xảy ra các trường hợp gây phản cảm trong dư luận xã hội", ông Nguyễn Thái Bình chia sẻ.
Về điều kiện cấp phép tổ chức các cuộc thi liên quan tôn vinh nhan sắc hiện nay, người phát ngôn Bộ VHTTDL cho biết:
Việc cấp phép các cuộc thi nhan sắc hiện nay được quy định tại Nghị định 79/2012/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 15/2016/NĐ-CP. Theo đó, cuộc thi người đẹp có quy mô toàn quốc mỗi năm không tổ chức quá 2 lần, cuộc thi người đẹp vùng, ngành, đoàn thể Trung ương mỗi năm tổ chức không quá 3 lần và thi người đẹp cấp tỉnh mỗi năm tổ chức không quá 1 lần. Các cuộc thi này đều phải được cấp phép theo quy định.
Tại nghị định đã quy định rõ cuộc thi người đẹp quốc tế tổ chức tại Việt Nam sẽ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép; thi người đẹp có quy mô vùng, ngành, đoàn thể Trung ương do Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép; thi người đẹp ở các địa phương do UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp phép. Đề án tổ chức cuộc thi phải nêu rõ tên gọi, mục đích, ý nghĩa, thể lệ cuộc thi; nội dung, trình tự tổ chức, thời gian và địa điểm tổ chức thi; danh hiệu, cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng, thời gian trao giải...
Trước thực trạng loạn danh hiệu, danh xưng, Bộ VHTTDL cho hay, Bộ sẽ tích cực chỉ đạo các địa phương xử lý những vụ việc như trên và mong muốn sự đồng thuận của người dân và các cơ quan chức năng để xử lý triệt để các tổ chức, cá nhân liên quan.
Tình Lê
Cục nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) khẳng định không có danh xưng nào là danh xưng "Nữ hoàng văn hoá tâm linh Việt Nam".