Hôm qua (5-6),ốchộigiámsátđầutưcôngchonôngnghiệpnôngthôkeo bong da tv Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủyban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo kết quả giám sát việcthực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nôngthôn (NN-ND-NT) và thảo luận về báo cáo này. Phạm vi giám sát tập trung chủ yếuvào việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho NN-ND-NT từ năm2006 đến năm 2011. Đối tượng giám sát là các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố. Qua quá trình giám sát, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ghi nhận, vốn đầu tư công choNN-ND-NT từng bước được nâng lên. Nhiều địa phương đã có các giải pháp huy độngvốn đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp, tạo cơ chế để người dân đóng góp bằngtiền, hiến đất và lao động trực tiếp để đầu tư xây dựng cầu, đường, trường học,nhà ở... Nhờ đó, cơ sở hạ tầng NN-NT đã được quan tâm đầu tư xây dựng, tác độngtích cực cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, góp phần nâng cao đời sốngnông dân, cải thiện diện mạo nông thôn... Tuy nhiên, từ báo cáo của các bộ, ngành, địaphương và kết quả giám sát tại chỗ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nêu rõ mộtsố hạn chế, yếu kém chủ yếu. Trong đó, nguồn lực đầu tư cho NN-ND-NT còn rấtthiếu so với nhu cầu. Công tác lập và thực hiện quy hoạch còn hạn chế, chưa sátthực tế; tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao vẫncòn phổ biến; một số nơi việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật và pháp luật trong đầutư chưa nghiêm túc, còn để xảy ra sai phạm trong quản lý đầu tư; chưa thực hiệntốt cơ chế dân chủ và phát huy sức mạnh tổng hợp của người dân trong tổ chức thựchiện đầu tư. Về phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tếnông thôn, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sảnphẩm; hình thức liên kết, liên doanh “bốn nhà” trong nông nghiệp chưa gắn chặttrách nhiệm để làm cơ sở phát triển bền vững... Thống nhất với nhận định của báo cáo cho rằng,đã có rất nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này, đại biểu Nguyễn LâmThành (Lạng Sơn) phân tích thêm, với một “rừng” văn bản như thế thì sự chồngchéo, trùng lắp rất dễ xảy ra. Đại biểu dẫn chứng: Về đầu tư xây dựng nhà ở chođồng bào vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long đã có tới 5 quyết định của Thủ tướng.Trong khi đó, những chính sách có tính đột phá về khoa học công nghệ nông nghiệplại rất thiếu, khiến cho nông nghiệp nước nhà không có tính cạnh tranh cao. Hoạtđộng khuyến công chưa hiệu quả, trong khi công nghiệp có liên hệ hữu cơ vớinông nghiệp hiện đại. Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Bình Định) thì nhậnđịnh, để có được một nền nông nghiệp hàng hóa phải có hệ thống chính sách đồngbộ về đất đai, tín dụng, thuế, năng lượng. Do đó, một ưu tiên hàng đầu trong thờigian tới là bổ khuyết để hoàn chỉnh khung pháp luật này. Mặt khác, để tránh những“cú sốc” thị trường như thịt heo có chất cấm, gây thiệt hại rất lớn cho ngườidân, công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực thú y, bảo vệ thực vật cần đượcsiết chặt. Trăn trở về việc sản phẩm nông nghiệp của ViệtNam chưa vươn tới chất lượng cao, xuất khẩu kém giá so với sản phẩm tương tự củaThái Lan, đại biểu Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) chỉ ra nguyên nhân là do chưa cóquy hoạch sản phẩm mũi nhọn theo vùng miền, chưa đầu tư xứng đáng để nâng caochất lượng, xây dựng thương hiệu. Để tạo điều kiện cho nhà đầu tư yên tâm bỏ vốnlớn, kinh doanh lâu dài, chính sách hạn điền phải thay đổi. Thời gian sử dụng đấtnông nghiệp nên dài hơn, khoảng 50 năm. Đại biểu Trần Văn Tấn (Tiền Giang) lại quantâm đến những bất hợp lý trong quá trình triển khai thực hiện chính sách. Văn bảnhướng dẫn chậm, thi hành cũng chậm. Đơn cử là chủ trương thu mua lúa tạm trữ vừaqua được triển khai khi người dân đã bán hết lúa. Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé(Kiên Giang) lại quan tâm đến một vấn đề khác mà bà cho là chưa được đề cậptrong báo cáo giám sát. Đại biểu đề nghị bổ sung nội dung đánh giá công tác đàotạo nguồn nhân lực cho NN- NT... Chiều qua, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hộitrường về báo cáo giám sát này. T.S