Rạp cải lương đầu tiên: Chốn giải trí bậc nhất lục tỉnh Nam kỳ_ti so barca
作者:World Cup 来源:La liga 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-26 02:40:02 评论数:
- Sau đêm diễn đầu tiên,ạpcảilươngđầutiênChốngiảitríbậcnhấtlụctỉnhNamkỳti so barca rạp Thầy Năm Tú trở thành rạp cải lương đầu tiên ở miền Nam. Và cũng chính tại rạp hát này, công chúng lục tỉnh Nam kỳ đã được xem vở cải lương đầu tiên vào tối 15/3/1918.
Chúng tôi đứng trước rạp hát Thầy Năm Tú (phường1, TP. Mỹ Tho), các cửa đều đóng chặt, nhiều pano quảng cáo, nhiều chân dung nghệ sĩ được treo ở những vị trí dễ thấy. Tấm áp phích chương trình "Ngân mãi tiếng tơ đồng" lần 2 đập vào mắt người qua đường. "Nhờ có nó mà 2 tháng nay cứ đến đầu tháng, rạp mở cửa một lần", một người dân cho biết...
Rạp Thầy Năm Tú là rạp hát đầu tiên tại miền Nam được xây dựng vào năm 1905. Chủ rạp hát này là một nhà giáo giàu có, quê ở làng Vĩnh Kim, ông Châu Văn Tú, thường được gọi là thầy Năm Tú.
Rạp "Thầy Năm Tú" - rạp cải lương có tuổi thọ trên 100 năm tại Mỹ Tho (Tiền Giang) |
Ban đầu rạp chỉ dùng cho chiếu bóng. Đến năm 1918, thầy Năm Tú mới lập ra gánh hát Thầy Năm Tú. Gánh hát này được tập hợp từ gánh hát của André Thận vừa tan rã. Thầy Năm Tú đã tuyển thêm đào kép, sắm thêm đạo cụ và nhất là tìm thêm người viết tuồng để nó trở thành gánh cải lương đầu tiên ở miền Nam.
Sau đêm diễn vở cải lương đầu tiên, hàng đêm rạp Thầy Năm Tú luôn sáng đèn và khán giả đến xem kín cả rạp. Thời vàng son của cải lương kéo dài khá lâu.
Lúc này, nghệ thuật cải lương chưa được trọn vẹn nhưng các nghệ sĩ vẫn cố gắng đem hết khả năng và trí tuệ phục vụ khán giả. Năm 1920, bản "Dạ cổ hoài lang" của Cao Văn Lầu xuất hiện, để sau đó cải biên thành vọng cổ bổ sung cho cải lương hoàn chỉnh đến ngày nay.
Ngoài gánh hát Thầy Năm Tú, còn có nhiều gánh hát khác mới thành lập. Cải lương trở thành món ăn không thể thiếu của người dân miền Nam và cả nước.
Gánh hát Thầy Năm Tú hoạt động miệt mài cho đến năm 1928 thì sa sút. Không còn khả năng hoạt động, thầy Năm phải cho giải tán gánh hát và bán rạp.
Thời điểm này, tại Mỹ Tho xuất hiện một gánh hát mới mà tầm cỡ và quy mô hoạt động còn hơn nhiều lần, đó là gánh hát và rạp hát Huỳnh Kỳ, của Bạch công tử Lê Công Phước.
Siêu thị Tiền Giang trước đây là rạp Huỳnh Kỳ của Bạch Công tử |
Là người từng du học tại Pháp về nghệ thuật sân khấu, Bạch công tử đã kết hợp với Nguyễn Ngọc Cương lập gánh Phước Cương.
Chỉ một năm sau, Bạch công tử tách ra lập gánh Huỳnh Kỳ, giao cho vợ là nghệ sĩ Phùng Há làm bầu gánh. Gánh hát quy tụ được rất nhiều đào kép nổi tiếng thời bấy giờ.
Theo nhiều tài liệu ghi lại, đây là gánh cải lương có quy mô lớn ở vùng lục tỉnh Nam kỳ. Ông cũng cho xây dựng rạp hát cũng với tên Huỳnh Kỳ tại Mỹ Tho để làm nơi gánh hát biểu diễn thường xuyên.
Cải lương ngày càng được nhiều người hâm mộ. Rạp cải lương được mở ra trên cả miền Nam và dĩ nhiên rạp Thầy Năm Tú và rạp Huỳnh Kỳ vẫn là những rạp tiên phong trong thời kỳ này.
Nhiều tuồng cải lương đến hôm nay vẫn còn nhiều người nhớ đến như: Áo cưới trước cổng chùa, Dưới hai màu áo, Lan và Điệp, Lỡ bước sang ngang, Tô Ánh Nguyệt.
Cải lương tiếp tục sống và lớn mạnh cho đến năm 1980 bắt đầu vơi khách và đến 1985 thì ánh đèn sân khấu dường như tắt lịm.
Trải qua các thời kỳ hưng phế của cải lương đến hôm nay, rạp Huỳnh Kỳ trở thành siêu thị.
Năm 2014, rạp Thầy Năm Tú được khởi công xây dựng, tu bổ hoàn tất vào tháng 12 với kinh phí gần 3 tỷ đồng, tổng diện tích 542 m2. Rạp đi vào hoạt động 7/2015 và chính thức đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
Nhưng cũng từ đó, ánh đèn trên sân khấu của rạp Thấy Năm Tú cũng chỉ le lói qua đêm. Mãi cho đến ngày 5/11/2016 vừa qua, đêm nghệ thuật cải lương “Ngân mãi tiếng tơ đồng” nhằm phục vụ miễn phí công chúng mộ điệu cải lương được công diễn.
Chương trình do nghệ sĩ Võ Huỳnh Mơ, Đoàn Nghệ thuật tổng hợp tỉnh Tiền Giang, đứng ra tổ chức, như làm bừng tỉnh giấc ngủ vùi của cải lương.
Áp phích "Ngân mãi tiếng tơ đồng" lần 2 |
Đúng 1 tháng sau, “Ngân mãi tiếng tơ đồng lần 2” tiếp tục đánh thức giấc ngủ của cải lương.
Qua 2 lần trình diễn, nhiều trích đoạn cải lương vang bóng một thời như: Lan và Điệp, Tô Ánh Nguyệt, Giũ áo bụi đời (lần 1) và Bên cầu dệt lụa, Hòn vọng phu và Tình mẫu tử (lần 2) đã được đông đảo công chúng mộ điệu nhiệt liệt hưởng ứng.
Nghệ sĩ Võ Huỳnh Mơ trong một trích đoạn cải lương |
Nghệ sĩ Võ Huỳnh Mơ bày tỏ: "Là một nghệ sĩ cải lương, tôi không thể đứng nhìn bộ môn nghệ thuật mình theo đuổi bị mai một. Tôi cố gắng duy trì một tháng một lần phục vụ miễn phí bà con.
Rất tiếc chương trình lần 3 không thể xuất hiện trong dịp Tết đến nên đành lỗi hẹn bà con. Chúng tôi mong sao tiếng hát sẽ mãi vang lên, ánh đèn luôn rực rỡ để cái nôi của cải lương miền Nam được tỏa sáng.
Tôi chỉ sợ rằng khả năng không cho phép nên mong mỏi sẽ có thêm nhiều bàn tay góp sức, chăm lo cho nền cải lương tỉnh nhà".
Tài xế xe ôm là cháu nội vua Thành Thái giờ ra sao?"Từ khi chào đời đến nay, tôi chưa một lần được về Huế ăn Tết cùng thân tộc", anh Nguyễn Phước Bảo Tài, cháu nội vua Thành Thái, cho biết trong cuộc trò chuyện vào dịp cuối năm. Copyright © 2025 Powered by PhongThuyBet sitemap |