Tám cách dạy con dám nói ra suy nghĩ riêng_kết quả melbourne city

时间:2025-01-15 13:51:47来源:PhongThuyBet作者:Nhà cái uy tín

Các chuyên gia cho rằng,ámcáchdạycondámnóirasuynghĩriêkết quả melbourne city kỹ năng quyết đoán có thể giúp ích cho các mối quan hệ của trẻ sau này, cho dù đó là mối quan hệ lãng mạn hay tình bạn, trong môi trường làm việc hay trường học.

{keywords}
 

Hãy để con bạn tự trả lời 

Cho dù đó là chào hỏi một người bạn gặp trên đường hay gọi món ăn trong nhà hàng, hãy để con bạn tự nói. Marcie Beigel, chuyên gia về hành vi và là người sáng lập Behavior and Beyond ở New York, cho biết: “Cha mẹ muốn tạo ra cuộc sống dễ dàng cho con cái của họ, đặc biệt là khi chúng nhút nhát, vì vậy họ sẽ trả lời giúp chúng.

Nhưng hãy hạn chế lại, vì thói quen tự trả lời sẽ mang lại sức mạnh và tầm quan trọng trong việc khuyến khích trẻ sử dụng nó trong các tình huống mới và đa dạng”.

Dành thời gian cho các cuộc thảo luận sâu

Tiến sĩ Beigel nói: “Trong bữa ăn hoặc khi đi dạo cùng nhau, bạn hãy trò chuyện với con về những chủ đề quan trọng với gia đình, hỏi chúng nghĩ gì và đợi chúng trả lời. Hãy tò mò về suy nghĩ của chúng.

Tiến sĩ Beigel gợi ý phụ huynh nên đặt những câu hỏi như: “Con học được điều đó ở đâu?” và “Làm thế nào con nảy ra suy nghĩ đó?” hoặc nói: “Thú vị nhỉ, hãy cho ba mẹ biết thêm đi”.

Điều quan trọng là phải hỏi con bạn những câu hỏi mở về các chủ đề mà chúng đưa ra, ngay cả khi chúng tỏ ra phản đối. Thay vì chỉ nói điều gì đó phụ hoạ như: “Chà, thật tuyệt”, hãy cố gắng tìm hiểu sâu hơn một chút và hỏi về những gì chúng đang nói.

Bạn có thể sử dụng những câu như: “Ba mẹ tự hỏi tại sao...” hoặc “Ba mẹ nhận thấy rằng...”. Điều này cho phép con bạn suy nghĩ và bắt đầu cởi mở hơn một chút.

Cố gắng không phán xét con

Rosenberg nói rằng, khi trẻ em cảm thấy mình bị phán xét, chúng có thể dừng lại. Rosenberg nói: “Điều quan trọng là khi trẻ em cố gắng đưa ra một chủ đề, cha mẹ có thể lắng nghe mà không phán xét.

Điều này có nghĩa là không hỏi những câu hỏi có thể khiến trẻ phải phòng thủ hay nói một cách cho qua: ‘Đừng bận tâm”.

Cho con lựa chọn sớm

Dâu tây hay việt quất? Đọc cuốn sách nào trước khi đi ngủ? Mùa đông mặc áo khoác màu gì? Đây có vẻ là những lựa chọn đơn giản, nhưng chúng có thể tạo ra tác động lớn.

Kathryn Ely, người sáng lập Empower Counseling & Coaching ở Birmingham, Alabama, Mỹ, cho biết: “Ngay cả những loại lựa chọn này cũng sẽ giúp trẻ quen với việc lựa chọn và nói lên điều chúng muốn”.

Tránh dán nhãn cho con bạn

Việc gắn nhãn cho trẻ em hoặc xếp chúng vào các danh mục cụ thể có thể cản trở sự tự tin của chúng theo nhiều cách. Ely nói: “Trẻ em dễ dàng quen với những định kiến do cha mẹ áp đặt. Điều này có thể khiến trẻ khó khăn hơn trong việc tìm kiếm và trình bày ý kiến của mình”.

Hãy ủng hộ khi trẻ cố gắng tìm ra con đường của mình và tránh so sánh giữa các anh chị em. Ely giải thích: “Trẻ em thực sự bị ảnh hưởng bởi những thứ mà cha mẹ không để ý, chẳng hạn như gọi một trong những đứa con của bạn là 'đứa thông minh' và đứa trẻ kia là 'đứa hài hước'”.

“Thay vào đó, sẽ hữu ích hơn nhiều nếu cha mẹ chỉ khen trẻ làm điều gì đó thông minh hoặc nói điều gì đó vui nhộn”. Cô cho biết thêm, điều đó khiến mỗi đứa trẻ có cơ hội phát triển và thay đổi.

Làm gương cho trẻ

{keywords}
 

Hãy tận dụng những khoảnh khắc ngẫu nhiên với con để làm gương cho sự quyết đoán trong cuộc sống của bạn. Rosenberg nói: “Làm gương là một cách tuyệt vời để giúp con bạn thấy rằng bạn có thể lên tiếng và quyết đoán thay vì bỏ đi với cảm xúc bị tổn thương.

Làm thế nào bạn có thể làm điều này? Hãy dành cơ hội để nói với ai đó trước mặt con bạn, rằng bạn đang có quan điểm khác trong khi vẫn tôn trọng họ”, Rosenberg khuyên.

Một cách khác là chia sẻ những trải nghiệm trong quá khứ của chính bạn với con, đặc biệt khi bạn nhận thấy chúng đang trải qua một điều gì đó tương tự.

Rosenberg nói: “Đây có thể là một bài tập thực tế cho trẻ khi biết rằng cha mẹ chúng đã trải qua một điều gì đó rất giống với chúng. Cha mẹ có thể dẫn dắt bằng một câu nói chẳng hạn như: “Ba đã bao giờ nói với con về khoảng thời gian mà ba đã trải qua khi ở độ tuổi của con?” hoặc “Mẹ hoàn toàn hiểu những gì con đang trải qua bởi vì những điều tương tự đã xảy ra với mẹ”.

Sẽ rất hữu ích khi thảo luận về cách bạn xử lý một tình huống cụ thể hay về bất cứ điều gì bạn có thể đã làm khác đi, Rosenberg gợi ý. “Điều này cho phép con bạn thấy rằng bạn là người có thể vượt qua trở ngại đó và nó có thể mang lại cho chúng niềm tin rằng chúng cũng sẽ vượt qua được”.

Giúp con củng cố ý kiến ​

Sử dụng các nguồn đáng tin cậy, dạy và chỉ cho con bạn cách tìm kiếm thông tin về bất kỳ ý tưởng nào của chúng. Anamara Ritt-Olson, trợ lý giáo sư lâm sàng trong chương trình thạc sĩ trực tuyến cho biết: “Nếu con bạn bày tỏ rằng ăn chay là cách tốt nhất, bạn có thể cùng con nghiên cứu các trang web đáng tin cậy về chế độ ăn chay cho trẻ em của chương trình y tế công cộng tại Đại học Nam California.

Sau đó, thảo luận về các chế độ ăn kiêng khác nhau và hỏi ý kiến ​​của bác sĩ”. Tiến sĩ Ritt-Olson cho biết thêm: “Theo cách này, bạn đã nghĩ về ý kiến ​​của con, ý kiến ​​của bạn và có ý kiến ​​chuyên gia để thảo luận”.

Có thông tin hỗ trợ ​​sẽ giúp trẻ cảm nhận và biến nó thành một suy nghĩ sáng suốt, giúp trẻ trở nên quyết đoán hơn. Tiến sĩ Ritt-Olson nói: “Bằng chứng, bằng chứng và sự kiện thường có sức thuyết phục hơn.

Xem xét cảm xúc và suy nghĩ chín chắn để phát triển ý kiến ​​của con có thể giúp phát triển khả năng đưa ra quyết định hợp lý, cũng như khả năng điều hành trong tương lai”.

Khuyến khích thay đổi thông qua hành động

Thảo luận về các hành động như tình nguyện và dọn dẹp khu dân cư có thể ảnh hưởng đến cộng đồng và thế giới - và sau đó tìm cách tham gia tích cực, ngay cả khi đó là trong thời gian xảy ra đại dịch.

Khi con bạn tham gia vào một mục tiêu mà chúng quan tâm hoặc ủng hộ, chúng hiểu sức mạnh của hành động và chính kiến. Tiến sĩ Ritt-Olson nói: “Các ý kiến ​​luôn có giá trị và khi bạn hành động với chúng, chúng có thể có tác dụng thực sự”.

Xem thêm video: Chồng Tây của Thu Minh dạy con học

Nghiên cứu dài 70 năm tiết lộ bí quyết nuôi dạy con thành công

Nghiên cứu dài 70 năm tiết lộ bí quyết nuôi dạy con thành công

Một nghiên cứu kéo dài 70 năm với 70.000 trẻ em tiết lộ những bí quyết nuôi dạy con thành công đơn giản hơn bạn nghĩ.  

相关内容
推荐内容