Cô Phương Hoài Nga (Trưởng phòng Tâm lý học đường,àyTếtthiếunhiÁnhnhìndòxétcủacậuhọctròvàđiềuvềquyềntrẻket qua bng da Trương Phổ thông liên cấp Olympia, Hà Nội) chia sẻ câu chuyện ở một trường học nơi cô từng đến tập huấn về kỹ năng sống. Trong giờ lên lớp hôm ấy, cô thấy một cậu học sinh ngồi ở bàn đầu rất mệt mỏi. Cơn buồn ngủ kéo đến, em gục mặt xuống bàn. Cô Nga đến bên cạnh và nhẹ nhàng bảo em có thể đứng dậy, đi ra ngoài cho tỉnh táo rồi quay vào lớp sau. "Tôi nhớ mãi ánh mắt của cậu bé nhìn mình đầy dò xét, như thể cô giáo đang lừa em vậy, vì không tin là mình có thể được đi ra ngoài lớp trong lúc đó" - cô Nga nói. Có lẽ em đã quen bị bắt buộc phải ngồi trong lớp và không được phép mệt mỏi hay chán nản. Vì vậy, khi bỗng nhiên được đối xử khác, em đã tỏ ra ngờ vực người lớn. Cô Nga kể câu chuyện trên tại một buổi hội thảo về quyền trẻ em trong trường học do Trường Phổ thông liên cấp Olympia tổ chức hồi tháng 4. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Mặc dù vậy, vẫn còn những khoảng cách rất lớn giữa việc ký kết và đưa vào thực tiễn để vận hành các quyền này của trẻ. Tôn trọng, nhưng không phải nhún nhường trước học sinh PGS. Mans Svensson – Giám đốc Viện Nghiên cứu Môi trường và An ninh kinh tế (Trường ĐH Lund, Thụy Điển), đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Giám sát Khoa học Thụy Điển –khẳng định: “Đảm bảo bình đẳng trong giáo dục tức là đảm bảo mọi học sinh và nhân viên trong nhà trường đều nhận được sự tôn trọng. Với tư cách là một người trưởng thành, chúng ta nên khiến cho các em hiểu rằng bản thân mình cũng xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ giáo viên". Ông cho biết thêm, quyền trẻ em không đồng nghĩa với việc giờ đây giáo viên phải nhún nhường trước học sinh, việc này dựng lên một bức tường ngăn cách giữa giáo viên và học sinh khi các em có quyền được người lớn và giáo viên tôn trọng. Ngược lại, cách ta nhìn nhận về quyền trẻ em đóng vai trò quan trọng để khiến cải thiện quan hệ giáo viên và học sinh và bình đẳng trong giáo dục. Sự bình đẳng giáo dục không chỉ nằm ở sự tôn trọng lẫn nhau mà còn tuân thủ các quy tắc. Những quy tắc trong trường không chỉ dành cho các em mà còn cho mỗi nhân viên trong trường. Chúng ta cần giúp các em hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc, và nhận thức giá trị tiếng nói của mình. Tất cả các yếu tố này cần kết hợp với nhau, từ đó mới thực hiện thành công quyền trẻ em trong giáo dục. {keywords} Các giáo viên tại hội thảo về thực thi quyền trẻ em trong trường học. Cùng quan điểm GS. Per Wickenberg– giảng viên Trường Đại học Lund, Thụy Điển phát biểu: “Không nên coi vấn đề quyền trẻ em tách biệt khỏi vấn đề chất lượng giáo dục". GS Wickenberg cũng là một thầy giáo dạy tiểu học 20 năm. Cần thay đổi văn hoá để học sinh được tham gia, được lên tiếng Dưới góc độ một nhà nghiên cứu về giáo dục, bà Bùi Thanh Xuân - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phát biểu rằng “Nhóm quyền trẻ em mà Việt Nam yếu nhất là quyền được được tham gia". Bà Xuân cho hay, trong các báo cáo và nhận xét khuyến cáo từ 10 năm trước 2 nhóm quyền mà trường VN làm chưa tốt là Quyền được bảo vệ và Quyền được tham gia. "Nếu làm tốt thì chúng ta đã không có các vụ bao lực học đường thời gian gần đây. Giáo viên chưa tạo được môi trường an toàn thân thiện để học sinh tham gia một cách thoải mái nhất. Các trường công lập mặc dù giáo viên rất muốn nhưng lại e sợ, không có kỹ năng để các em thực sự suy nghĩ, sợ bị cô đì, thầy dập". Nói về quyền trẻ em, bà Lê Bình đại diện UNESCO tại Việt Nam đề cập: “Văn hóa Việt Nam, ngay cả trong gia đình, trẻ em thường không phải là người luôn được cất lên tiếng nói. Do đó, muốn thực hành quan điểm lấy trẻ làm trung tâm thì sự thay đổi phải ở cả 3 trụ cột: gia đình, nhà trường, cộng đồng. Bên cạnh đó, giáo viên, nhà trường cũng đóng vai trò nòng cốt". Bà Bình cho biết thêm, UNESCO đã có những thực hành về trao quyền được nói với thanh niên, nhưng thanh niên lại không biết nói thế nào. Hiểu sâu xa thì sự thay đổi phải hướng về gia đình, cộng đồng, sự tích cực của trẻ. Nhiều trường hiện nay học bán trú 8 tiếng/ngày thì vai trò của giáo viên trong nhà trường đóng vai trò nòng cốt. Cô Phương Hoài Nga lấy ví dụ từ chính hoạt động dạy học, cô luôn cố gắng tạo môi trường học tập tốt nhất để học sinh phát triển khả năng tham gia phản biện. Tuy nhiên, suy nghĩ ngại ngùng, sợ bị trù dập đã đi sâu vào quan điểm của các em học sinh nên việc thay đổi cần thời gian và sự lắng nghe của cả 2 phía là giáo viên và học sinh. Khẳng định thực hiện quyền trẻ em là nền tảng thực hiện nền giáo dục chất lượng cao, cũng theo GS. Per Wickenberg, giáo viên cần có tâm thế cởi mở, khuyến khích sự tò mò và nhu cầu tiếp cận kiến thức của học sinh. “Tăng cường sự tham gia của học sinh trong môi trường trường học là cách thức phù hợp nhất. Đây là điều chúng tôi đúc rút được trong nghiên cứu hơn 20 năm qua” - GS. Per Wickenberg khẳng định. Nguyễn Thương Sự đơn điệu, tẻ nhạt và tù túng khiến tâm hồn trẻ trở nên nghèo nàn, trống rỗng, thiếu năng lực phản biện.Các đại biểu tham dự hội thảo chia sẻ nhiều vấn đề khi thực thi quyền trẻ em trong thực tiễn “Hãy cho trẻ em niềm vui làm người tốt!”