Đêm tuyết rơi định mệnh
Vào một ngày mùa đông năm 1990,ặtđượcđứabébịbỏrơitrongđêmmưatuyếtnămsauđiềubấtngờxảyra kết quả giải bóng đá ý như thường lệ, ông Đặng Hòa Bình (Trùng Khánh, Trung Quốc), khi đó là một chàng trai độc thân 36 tuổi, mang những món đồ thủ công tự làm ra chợ bán. Trời hôm đó rất lạnh, tuyết rơi phủ kín mặt đất.
Vì quá lạnh, ông Đặng nhanh chóng tìm một túp lều tranh gần đó để trú. Nhưng vừa bước vào, ông nghe thấy tiếng trẻ con khóc. Nhìn xung quanh, ông phát hiện một bé gái toàn thân quấn tã, đặt trên đống lá khô trong túp lều. Nhìn đứa trẻ sơ sinh mắt ngấn lệ, đôi môi tím tái, ông Đặng vô cùng xúc động, thông tin từ trang Sohu.
Ông nảy ra ý định đưa đứa trẻ về nhà nuôi. Nhưng sau đó ông sững lại. Hiện ông còn có một em gái, một em trai bị thiểu năng trí tuệ và bố mẹ già. Vậy đưa đứa trẻ này về, ông sẽ nuôi bằng cách nào? Nếu đứa trẻ chẳng may mắc bệnh bẩm sinh gì đó, ông làm sao có tiền chạy chữa?
Đắn đo một hồi, ông Đặng Hòa Bình quyết định để đứa trẻ ở lại. Ông nghĩ rằng sớm thôi sẽ có một gia đình tốt đến nhận nuôi đứa nhỏ. Nhưng khi ông vừa bước đi, tiếng khóc lại cất lên.
Không kìm được lòng, ông quyết định ôm lấy đứa trẻ, đưa về nhà. Điều ngạc nhiên là gia đình ông không những ủng hộ mà còn chăm sóc đứa nhỏ rất chu đáo. Dù điều kiện sống không tốt nhưng họ vẫn cố gắng hết sức để bé gái có được tình yêu thương lớn nhất.
Ông đặt tên cho đứa trẻ là Đặng Tuyết Phong, với ý nghĩa về cuộc gặp gỡ trong cơn mưa tuyết đêm hôm đó. Ông cũng hi vọng sau này cô bé lớn lên sẽ nổi bật, có tài năng và sớm trở thành người có ích cho xã hội.
Ông Đặng luôn hết lòng nuôi dạy Tuyết Phong, hi vọng cô bé lớn lên được ăn học đàng hoàng. Bố của ông Đặng khi đó đã già vẫn cố gắng đi làm nông để có tiền trang trải giúp con, cháu.
Ngoài việc đi chợ bán hàng, Đặng Hòa Bình làm một số việc lặt vặt. Để nuôi Đặng Tuyết Phong, ông từ chối mọi cuộc mai mối kết hôn.
Một lần, ông Đặng quyết định kể cho con gái nuôi sự thật. Ông tin rằng đây là điều tốt nhất để bố con hiểu nhau hơn. Nghe chuyện, Đặng Tuyết Phong lại càng yêu kính cha nuôi.
Cô tự nhủ phải cố gắng học tập thật tốt, báo đáp công sức của bố nuôi đã dành cho mình. Cuộc sống trong gia đình nhỏ luôn chan hòa, ấm cúng và đầy ắp tiếng cười.
Nhưng một thời gian sau, bà nội của Tuyết Phong ốm nặng, qua đời. Ông nội cũng bị bệnh hiểm nghèo không qua khỏi. Chứng kiến những người thân yêu ra đi, cô bé Tuyết Phong vô cùng đau khổ. Cô quyết tâm trở thành một bác sĩ giỏi để giúp mọi người, giúp bố có sức khỏe tốt hơn.
Sau rất nhiều nỗ lực học tập, cuối cùng Tuyết Phong cũng đỗ vào ngành Y học lâm sàng, trường Đại học Sư phạm Hồ Nam.
Nghỉ học để chữa bệnh cho cha nuôi
Từ khi đỗ đại học, Tuyết Phong học tập vô cùng chăm chỉ. Các giờ nghỉ trưa cô cũng tranh thủ học hành, bổ sung thêm kiến thức. Nhờ nỗ lực của bản thân, Tuyết Phong đạt được hạng nhất chuyên ngành, hai lần liên tiếp giành được học bổng truyền cảm hứng quốc gia và có nhiều thành tựu đáng tự hào.
Ngay khi cô đang vui mừng vì thành tích của mình thì tin dữ ập đến. Bố nuôi của cô bị bệnh nặng, phải nằm viện. Vì làm việc quá sức, ông Đặng Hòa Bình mắc bệnh phổi, được chẩn đoán nguy kịch. Ông không có ý định nói cho con gái biết để con yên tâm học hành nhưng tin tức đã truyền đến tai cô.
Vừa biết tin, Tuyết Phong lập tức viết đơn xin thôi học. Đối với cô, cha là người quan trọng nhất. Nhà trường nghe được câu chuyện của Tuyết Phong đã kêu gọi toàn trường gây quỹ ủng hộ, cố gắng giúp đỡ hai cha con. Nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Tuyết Phong mong bố có thể khỏe mạnh trở lại và mình có thể hoàn thiện việc học. Tuy nhiên, tài chính của gia đình thực sự rất eo hẹp.
Tình cờ, Tuyết Phong xem được một chương trình thực tế truyền cảm hứng cho giới trẻ. Các bạn trẻ có thể đăng kí tham dự, thể hiện năng khiếu, kể câu chuyện của mình để nhận phần thưởng. Cô nghĩ mình nên thử để nhận được khoản tiền giúp bố chữa bệnh.
Lúc đầu, Tuyết Phong định khiêu vũ nhưng chi phí đào tạo khá lớn, cô không đủ khả năng.
Khi sự việc đang rơi vào bế tắc, một phòng tập nhảy đã nghe được câu chuyện của Tuyết Phong và quyết định hỗ trợ dạy miễn phí cho cô. Cuối cùng, cô gái trẻ đã thực hiện được ước mơ của mình trên sân khấu, nhận được 100.000 tệ (khoảng 340 triệu đồng) tiền thưởng.
Nhờ số tiền, Tuyết Phong đã có thể chữa bệnh cho bố, tiếp tục con đường học tập của mình. Cô lấy được tấm bằng đại học và trở thành một bác sĩ.
Hiện tại, Tuyết Phong đã lập gia đình. Cuộc sống của cô ổn định, hạnh phúc và có đủ điều kiện để lo cho cha. Cũng nhờ có Tuyết Phong và cháu ngoại, mỗi ngày ông Đặng cười nhiều hơn.
Câu chuyện của Tuyết Phong truyền cảm hứng cho nhiều người. Công lao dưỡng dục của cha mẹ là vô cùng quan trọng, tiếp sức mạnh cho ước mơ, hoài bão và sự thành công của con trẻ. Lòng hiếu thảo của con cái là điều trên hết giúp cha mẹ vượt qua khó khăn. Đó là một câu chuyện hết sức nhân văn khiến nhiều người ngưỡng mộ.