Sáng nay,ớitrẻtrongxãhộihiệnđạingàycàngítđọcsánhận định psv eindhoven Vụ Thông tin Báo chí phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ Ngoại giao tổ chức Tọa đàm “Làm ngoại giao, nâng cao văn hóa đọc” dành cho các cán bộ trẻ, đoàn viên thanh niên trong Bộ. Tọa đàm do Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và Chủ tịch Alphabooks Nguyễn Cảnh Bình làm diễn giả. Thứ trưởng đánh giá cao sáng kiến tổ chức tọa đàm. Ông cho rằng, việc nâng cao văn hóa đọc cho thanh niên, đặc biệt là cán bộ trẻ trong ngành Ngoại giao là điều vô cùng cần thiết. Vì khi văn hóa đọc được nâng cao hoạt động nghiên cứu và xây dựng chính sách quan hệ đối ngoại sẽ ngày càng hiệu quả. Theo Thứ trưởng, văn hóa đọc hiện nay đang là vấn đề thu hút sự chú ý, quan tâm của xã hội, trong bối cảnh hội nhập và phát triển đã mở ra rất nhiều cơ hội mới và cả những khó khăn, thách thức. Phương thức đọc truyền thống (sách in) đang dần chuyển sang hướng hiện đại (đọc trên các thiết bị điện tử, máy tính, internet, điện thoại…). Việc hạn chế đọc sách in diễn ra ở nhiều thành phần xã hội, ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Đặc biệt với giới trẻ, việc đọc sách ngày càng có xu hướng giảm mạnh. “Nhiều người nói xã hội ngày nay là xã hội của ba chữ D: sự phân tâm (distraction), thiếu kết nối (disconection) và thiếu sự đa dạng (dis diversity). Đây là môi trường không thuận lợi cho việc đọc, nếu chúng ta thực sự để tâm đến việc đọc cần nỗ lực hơn nhiều”, Thứ trưởng chia sẻ. Thứ trưởng mong rằng, cuộc Tọa đàm giúp nâng cao văn hóa đọc của mỗi người và trở thành “hơi thở” của mỗi cán bộ Ngoại giao. “Đọc một cách có hiểu biết, hiệu quả, đọc có chủ đích là vấn đề thực sự quan trọng và quyết định đến hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống mỗi người”, ông nhấn mạnh. Tại tọa đàm, các đại biểu, cán bộ đoàn viên thanh niên trẻ trong Bộ Ngoại giao đã tập trung trao đổi, phân tích thực trạng văn hóa đọc, chia sẻ những hạn chế, vướng mắc cũng như giải pháp trong việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở mỗi cá nhân, cộng đồng như hiện nay. Về phần mình, Chủ tịch Alphabooks Nguyễn Cảnh Bình cho rằng, trong thế giới mênh mông như này, cả kể về mặt thông tin và số lượng sách vở, nên việc hình thành danh mục gợi ý là rất quan trọng. Bảo Đức Từ ngày 1/10 đến ngày 31/10, Ehomebook sẽ thực hiện chiến dịch gây quỹ cộng đồng 'Chắp cánh ước mơ' nhằm giúp hàng nghìn em nhỏ Việt Nam được đọc sách đồng thời mong muốn góp phần giúp đỡ những trẻ em trên khắp thế giới.Vụ Thông tin Báo chí phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ Ngoại giao tổ chức Tọa đàm “Làm ngoại giao, nâng cao văn hóa đọc”
“Chúng tôi đang rất nỗ lực đưa ra khuyến nghị, danh mục kiểu như 10 cuốn sách lịch sử dành cho học sinh. Dự định năm 2021 chúng tôi sẽ triển khai mạnh mẽ việc này, không chỉ là sách xuất bản ở Việt Nam, mà còn ở nước ngoài, không chỉ là sách chủ đề mà còn gắn với con người, ngành nghề... Để khuyến khích văn hóa đọc, ta nên đẩy mạnh mô hình thư viện kể cả thư viện tư nhân giúp cho tất cả mọi người có thể tiếp cận nguồn sách một cách thuận lợi, gần gũi”, ông chia sẻ.Gây quỹ 'Chắp cánh ước mơ' giúp hàng nghìn trẻ em được đọc sách