3 mạng lớn đều khẳng định đã sẵn sàng phủ sóng vùng lõm theo yêu cầu Thủ tướng để phục vụ học sinh học online. |
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ TT&TT khẩn trương xây dựng và triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” để kịp thời hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến,àmạngsẵnsàngphủsóngvùnglõmnhưngchờđịaphươngmởlốtrận đá banh hôm nay thúc đẩy phát triển xã hội số.
Trong bài viết nhân dịp học sinh cả nước chuẩn bị bước vào năm học mới 2021-2022, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh, chuyển đổi số giáo dục thì đầu tiên là cần hạ tầng số băng thông rộng đến từng người dân và từng gia đình. Hiện nay còn gần 2.000 điểm lõm sóng trên toàn quốc, Bộ TT&TT đặt mục tiêu hết năm 2021 sẽ không còn điểm nào.
Cuối năm nay, các tỉnh đang phấn đấu mỗi gia đình có ít nhất một điện thoại thông minh, nhất là tại vùng sâu, vùng xa. Sang đầu năm 2023, 100% người dân sẽ chuyển sang dùng điện thoại thông minh. Trước năm 2025 thì cơ bản mỗi hộ có một đường Internet cáp quang siêu băng rộng.
Ngay sau khi Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xây dựng và triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em”, Bộ TT&TT đã họp với các nhà mạng để tiến hành phủ sóng các vùng lõm.
Trả lời ICTnews về vấn đề này, ông Tào Đức Thắng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, ngay từ những ngày đầu đại dịch bùng phát, Viettel luôn đáp ứng các yêu cầu khẩn cấp của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 cùng Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ TT&TT trong việc triển khai các hệ thống viễn thông và CNTT phục vụ công tác điều hành phòng, chống dịch. Viettel đã tăng 2 lần băng thông cho dịch vụ Internet cáp quang với giá không đổi nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập, làm việc trực tuyến tại nhà; đồng thời, miễn phí truy nhập tốc độ cao đến các trang thông tin điện tử của Bộ Y tế, ứng dụng Bluezone… cho tất cả khách hàng.
"Bộ đang chỉ đạo các nhà mạng khẩn trương đưa ra giải pháp kỹ thuật để tối ưu các vùng phủ, triển khai thiết bị để nhanh chóng phủ sóng tại các vùng lõm trong tháng 9 này. Với những địa phương đang giãn cách, Viettel sẽ phủ sóng gấp tại các vùng lõm ở Hậu Giang và một phần của Hà Nội. Viettel cũng chuẩn bị nhân lực và thiết bị để tiến hành phủ sóng nhanh nhất các vùng lõm theo yêu cầu của Thủ tướng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều địa phương lập chốt chặn các tuyến đường nhằm đảm bảo giãn cách xã hội. Vì vậy, Viettel đã đề nghị Bộ TT&TT có ý kiến với các địa phương hỗ trợ cho lực lượng kỹ thuật triển khai hạ tầng tại các vùng cách ly. Tất nhiên, đội ngũ nhân viên của nhà mạng phải đảm bảo yêu cầu về an toàn chống dịch theo quy định khi lắp đặt thiết bị tại khu vực này", ông Tào Đức Thắng nói.
Theo ông Đào Xuân Vũ, Tổng giám đốc Viettel Net, Viettel được phân công phủ sóng gấp vùng lõm tại Hậu Giang và Bình Phước. Đơn vị đã sẵn sàng thực hiện nhưng tiến độ phủ sóng vẫn phụ thuộc vào chỉ đạo của Chính phủ và các địa phương cho phép đội ngũ kỹ thuật của Viettel vào triển khai trong vùng giãn cách xã hội.
Trao đổi với ICTnews, ông Tô Mạnh Cường, Tổng giám đốc MobiFone cho hay, Bộ TT&TT đã họp với tất cả các nhà mạng yêu cầu phủ sóng thật nhanh. MobiFone đã cam kết và sẵn sàng triển khai phủ sóng các vùng lõm theo chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ TT&TT.
Cùng với Viettel và MobiFone, đại diện VNPT cho biết, nhà mạng này sẵn sàng thực hiện phủ sóng tại các vùng lõm. Việc triển khai gấp trong bối cảnh dịch bệnh rất khó khăn, giấy đi đường thay đổi liên tục. Tuy nhiên, VNPT khẳng định đã chuẩn bị đầy đủ thiết bị và nhân lực, chỉ chờ các địa phương đang giãn cách hỗ trợ cho nhân viên kỹ thuật vào lắp đặt hạ tầng.
Hồi tháng 3 năm ngoái, Ngành TT&TT chính thức cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với ngành GD&ĐT trong “cuộc chiến” phòng, chống dịch bệnh Covid-19, với phương châm tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học.
Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, ngành TT&TT đã luôn đồng hành cùng ngành GD&ĐT, có thể kể đến chương trình Internet miễn phí cho các trường học - chương trình đã được các tổ chức quốc tế, trong đó có Liên minh Viễn thông Thế giới đưa thành Case Study để phổ biến ra toàn cầu.
“Trong Chiến lược Chuyển đối số quốc gia thì ngành GD&ĐT được ưu tiên số 1. Một quốc gia chuyển đổi số thành công thì đầu tiên phải thành công trong chuyển đổi số giáo dục và đào tạo. Vì chính ngành này chuẩn bị lực lượng công dân và nhân lực có kỹ năng số”, Bộ trưởng khẳng định
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phân tích, các hoạt động kinh tế - xã hội bị ngưng trệ theo cách cũ. Tất cả chúng ta sẽ phải sáng tạo ra những cách vận hành mới để cuộc sống vẫn tiếp diễn, học tập, làm việc và giải trí phải được tiếp tục. Lĩnh vực ICT nhận về mình một sứ mệnh mới, sáng tạo các giải pháp công nghệ số, học tập và làm việc phân tán để duy trì những hoạt động kinh tế - xã hội giúp chống dịch thành công, cũng như giảm tối đa suy thoái kinh tế và sau dịch là bứt phá vươn lên.
Nguyễn Thái
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ TT&TT khẩn trương xây dựng và triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” để kịp thời hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến, thúc đẩy phát triển xã hội số.
顶: 44451踩: 47
评论专区