Tôi là một kỹ sư IT đã qua tuổi 35,ỹsưITtrêntuổi giỏichuyênmônvẫnmấtviệcnhưthườtrực tiếp bongda đang làm việc cho một công của nước ngoài với mức lương khá cao, chế độ đãi ngộ tốt. Trong suốt quá trình làm nghề, tôi nhận thấy có vài nghịch lý sau trong ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam: Thứ nhất,phần lớn nhân sự IT trên 35 tuổi là bắt đầu bị chê "già", thiếu sáng tạo. Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác, đó chỉ là cái cớ để các doanh nghiệp trong nước loại bỏ những nhân sự thâm niên, đang hưởng mức lương cao, qua đó tiết kiệm chi phí vận hành mà thôi. Bằng chứng là cũng chính những nhân sự này, nếu qua làm việc cho các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản... thì vẫn hoàn toàn đáp ứng được cường độ công việc dù họ yêu cầu khá cao. Đồng thời những nhân sự này cũng liên tục học hỏi công nghệ mới, thay đổi liên tục để thích ứng với sự phát triển hàng ngày, hàng giờ của khoa học công nghệ, chứ không phải như lời đồn là lười biếng, thụ động, lỗi thời, chậm tiếp thu cái mới... Rào cản lớn nhất đối với nhiều kỹ sư IT khi làm việc cho nước ngoài chính là ngoại ngữ mà thôi. Chứ xét về mặt năng lực, trình độ, tôi tin người làm IT ở Việt Nam không hề thua kém. >> Kỹ sư IT 35 tuổi 'hết date' Thứ hai,khi bước vào độ tuổi trên 35, hầu hết người làm IT ở nước ta bị bắt phải chuyển qua làm quản lý nếu muốn tiếp tục phát triển sự nghiệp và không bị các công ty đào thải. Nhưng điều này lại dẫn tới một nghịch lý khác, đó là không phải ai giỏi kỹ thuật cũng sẽ giỏi về quản lý. Điều này tạo ra một thực tế là có nhiều khi nhân sự IT chuyển qua làm quản lý thì công ty vừa mất đi một người giỏi chuyên môn, nhưng lại có thêm một quản lý tồi. Bản thân tôi là một người thuộc thế hệ 8X, cũng đã từ chối làm leader sau khi thử thách một thời gian. Lý do là vì tôi hoàn toàn không thấy có hứng thú với công việc này, chỉ thích làm chuyên môn. Quản lý con người rất phiền phức, mỗi người mỗi quan điểm, tính cách khác nhau, rất khó để dung hòa, chư kể còn phải giao đầu việc, theo dõi tiến độ, chăm lo từng nguyện vọng của nhân viên... nói chung tôi chẳng có thời gian làm mà làm việc của mình. Thế nên, trừ khi ai có đam mê hay năng khiếu mới nên làm quản lý, còn không thì cứ làm nhân viên. Thứ ba,việc sa thải nhân sự trên 35 tuổi cũng xảy ra ở hầu hết các ngành nghề khác chứ không riêng gì ngành IT. Lý do là hiện tại chúng ta đang dư thừa lao động trẻ mà lại thiếu công việc chuyên môn phù hợp cho họ (thừa thầy, thiếu thợ). Nhưng tôi tin điều này sẽ không diễn ra lâu khi tốc độ tăng trưởng dân số đang chậm lại. Người trẻ ngày càng ít sinh con, lực lượng lao động trẻ sẽ ít dần, lúc đó cán cân việc làm sẽ nghiêng lại, cũng như như Hàn Quốc, Nhật Bản hay EU bây giờ.