Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận phiên họp. Ngày 16/8,Đãtạorabướcđộtphámớitrongpháthiệnxửlýthamnhũngtiêucựltd bd anh tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, Chống Tham nhũng, Tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác những tháng cuối năm và thời gian tới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp. Chiều cùng ngày, Ban Nội chính Trung ương tổ chức thông báo kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, Chống Tham nhũng, Tiêu cực. Hai Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương là ông Đặng Văn Dũng và ông Nguyễn Văn Yên chủ trì buổi thông báo. Thông tin tại buổi thông báo cho thấy, 6 tháng đầu năm 2023 và từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, hoạt động của Ban Chỉ đạo tiếp tục được đổi mới cả về nội dung và phương thức, ngày càng nền nếp, bài bản, càng làm càng có nhiều kinh nghiệm, hiệu quả, uy tín ngày càng cao. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, đạt nhiều kết quả toàn diện, có bước đột phá mới cả ở Trung ương và địa phương; góp phần tích cực vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; được cán bộ, đảng viên, nhân dân ngày càng tin tưởng, đồng tình, ủng hộ, các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Theo Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng, tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã thống nhất công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có 8 điểm mới, nổi bật. Trong đó, thời gian vừa qua có nhiều chủ trương, cách làm mới, quyết liệt, hiệu quả, tạo sự tập trung, thống nhất “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt.” Đã chỉ đạo đẩy mạnh đồng bộ công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, kỷ luật nghiêm minh, khuyến khích từ chức, kịp thời miễn nhiệm, thay thế cán bộ bị xử lý kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín thấp, tạo bước đột phá mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực. Trong 6 tháng đầu năm 2023, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 270 tổ chức Đảng, gần 10 nghìn đảng viên, trong đó có gần 4.000 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã thi hành kỷ luật 91 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 17 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 23 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang (tăng gần 2 lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII). Các cơ quan chức năng đã chuyển gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật (tăng gần 2 lần so với cả nhiệm kỳ Đại hội XII). Quang cảnh phiên họp. “Các thành viên Ban Chỉ đạo đánh giá, 80% đảng viên bị xử lý kỷ luật liên quan đến các vụ án, vụ việc xảy ra đã lâu, có vụ án, vụ việc xảy ra từ năm 2005, thể hiện sự kiên quyết, nghiêm minh trong phòng, chống tham nhũng của Đảng ta,” ông Đặng Văn Dũng nhấn mạnh. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và ở địa phương, cơ sở được chỉ đạo đẩy mạnh, bước đầu khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh.” Trong 6 tháng đầu năm 2023, các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương đã khởi tố 419 vụ án với 1.324 bị can về tội tham nhũng (tăng 252 vụ án/989 bị can so với cùng kỳ năm 2022); nhiều địa phương đã khởi tố cả cán bộ nguyên là Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch tỉnh - Ông Đặng Văn Dũng cho biết. Cũng tại buổi thông tin kết quả phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trả lời báo giới về tiến độ điều tra các vụ án Việt Á, FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, AIC... Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên cho biết các vụ án này đều nằm trong kế hoạch kết thúc điều tra, truy tố, xét xử trong năm 2023. Các cơ quan chức năng phấn đấu kết thúc điều tra trong năm 2023. Trong đó, có những vụ đủ điều kiện sẽ truy tố, có những vụ đủ điều kiện sẽ xét xử. Đối với câu hỏi về nhiều vụ án liên quan Việt Á, ông Nguyễn Văn Yên cho biết, vụ án xảy ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và bất cứ ai cũng không mong muốn. Trong bối cảnh đặc biệt này, những vi phạm, tội phạm xảy ra đã được các cơ quan Trung ương, địa phương nỗ lực điều tra, làm rõ. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đưa ra 8 yêu cầu cụ thể. Những yêu cầu này được các cơ quan liên quan làm rõ. Hiện đã khởi tố 33 vụ án, trên 111 bị can với 6 tội danh. Các vụ án đã đến giai đoạn có thể kết thúc điều tra, phấn đấu đến cuối năm kết thúc, điều tra, truy tố xét xử, trong đó có vụ án Việt Á. Trong 33 vụ, có những vụ địa phương đã thụ lý giải quyết, nhiều vụ án đã được đưa ra xét xử. “Vì bối cảnh chống dịch đặc biệt nên cũng có nhiều vi phạm, sai phạm vì mục tiêu chống dịch, liên quan tới rất nhiều con người, các bộ ngành Trung ương xuống địa phương, rồi các đơn vị doanh nghiệp khối ngoài nhà nước, công tư đều có cả. Do đó, Ban Chỉ đạo đã có chủ trương, chỉ đạo phân loại xử lý đối tượng đầy khoa học và rất nhân văn, nhân ái, nhưng cũng rất nghiêm khắc như lời Tổng Bí thư nói. Trong đó, thống nhất nghiêm trị người có chức vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tác động, chỉ đạo cấp dưới làm trái quy định của Đảng, Nhà nước, đem lại lợi ích bất hợp pháp cho công ty Việt Á,” ông Nguyễn Văn Yên nói. Người chủ mưu, cầm đầu, người vì động cơ vụ lợi, chiếm số tiền lớn cũng sẽ bị nghiêm trị... Nhóm này liên quan đến tham nhũng tiêu cực, tội rất nặng và đến nay đã được làm rõ. Còn nhóm 2, 3, 4 phân hóa ra, có chính sách miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhóm này là nhóm thứ yếu, phụ thuộc, phải thực hiện theo mệnh lệnh. Đặc biệt, họ không có động cơ vụ lợi và không được hưởng lợi và ở tuyến đầu chống dịch, vi phạm chủ yếu trong hoạt động đấu thầu - Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên trả lời. Trong bối cảnh cần kít xét nghiệm ngay, họ phải thực thi theo chỉ đạo để có kít xét nghiệm phục vụ người dân và chỉ biết làm vì việc chung. Hậu quả thiệt hại là có nhưng trong bối cảnh chống dịch không thể thực hiện trình tự, thủ tục theo luật định về đấu thầu. Vi phạm rồi, để lại hậu quả lớn, phải xử lý nhưng trong bối cảnh như thế nên Ban Chỉ đạo thống nhất chủ trương tha hết. Tất cả hậu quả thiệt hại nhóm này, thống nhất xử lý kẻ chủ mưu cầm đầu chứ không phải tất cả. "Với "chùm án" Việt Á, sẽ phân loại và có tiêu chí xử lý của các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương hướng dẫn. Đặc biệt, được xem xét để tha hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và không phải chịu trách nhiệm dân sự," ông Nguyễn Văn Yên cho biết./. TheoTTXVN |