“Lao động có kỹ năng như đơn vị tiền tệ mới trong thị trường lao động toàn cầu”_keo bong 88
作者:Thể thao 来源:World Cup 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-15 23:23:30 评论数:
Mới đây,độngcókỹnăngnhưđơnvịtiềntệmớitrongthịtrườnglaođộngtoàncầkeo bong 88 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có báo cáo Thủ tướng tổng quan tình hình hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong thời gian qua.
Theo đó, hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với hơn 1.900 cơ sở, từ các trường Cao đẳng đến các trung tâm GDNN công lập và tư thục; mỗi năm tuyển sinh và đào tạo hơn 2 triệu người.
Trong năm học 2020-2021, hệ thống GDNN đã đạt được một số kết quả nổi bật như đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định, chính sách hỗ trợ nhà giáo, người lao động gặp khó khăn do dịch bệnh phải dừng việc, nghỉ việc và hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Bên cạnh đó, Chương trình “Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” cũng đã được ban hành; chủ động tham mưu Thủ tướng Chính phủ chính sách đẩy nhanh đào tạo nghề và huy động lực lượng bộ đội xuất ngũ và học sinh, sinh viên đang học trong các cơ sở GDNN sẵn sàng cung ứng cho các địa phương bị thiếu hụt trầm trọng lao động,…
Về quy hoạch, sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới, đến nay, đã sắp xếp giảm 176 cơ sở GDNN công lập (gồm 21 trường cao đẳng, 140 trường trung cấp, 15 trung tâm), tương đương 13% so với năm 2017, vượt chỉ tiêu giảm ít nhất 10% đầu mối các đơn vị sự nghiệp, từng bước khắc phục tình trạng manh mún về quy mô, dàn trải và trùng lắp về ngành, nghề đào tạo; giảm mạnh số lượng các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả;...
Về tuyển sinh, đào tạo, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 phức tạp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo tuyển sinh, đào tạo theo hướng mở, linh hoạt; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh, tổ chức đào tạo trực tuyến, thực hiện “3 tại chỗ” ở một số trường có ngành/ nghề bắt buộc phải thực hành, thực tập trực tiếp; đào tạo thí điểm các chương trình chuyển giao từ Đức vẫn được duy trì; nhiều trường đào tạo nghề trọng điểm, chất lượng cao đã tuyển sinh vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2021.
Chất lượng và hiệu quả GDNN từng bước được nâng cao (năm 2019 chất lượng GDNN tăng 13 bậc, cao nhất trong ASEAN). Tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao, đặc biệt một số nghề tỷ lệ có việc làm đạt trên 90%.
Ở một số nghề (nghề Hàn, Cơ - điện tử, Viễn thông, Logistic, Du lịch, Dầu khí…), kỹ năng nghề của lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện.
Trong các cuộc thi tay nghề khu vực và thế giới, đoàn Việt Nam đã đạt thứ hạng cao. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, sau khi học nghề, số người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn đạt trên 80%.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chào mừng các đại biểu đến dự cuộc gặp mặt đầy ý nghĩa nhân Ngày 20/11 - Ảnh VGP.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn hệ thống GDNN cần phải khắc phục như mạng lưới cơ sở GDNN vẫn còn tình trạng chồng chéo, phân tán, trùng lắp ngành, nghề đào tạo. Việc sáp nhập cơ sở GDNN ở một số địa phương mang tính hành chính, cơ học, chưa có nguyên tắc, tiếp chí sáp nhập cụ thể.
Về tuyển sinh, kết quả tuyển sinh và tốt nghiệp năm 2021 chỉ đạt 80% kế hoạch cả năm. Ngoài nguyên nhân cơ bản là tỷ lệ phân luồng học sinh THCS, THPT vào GDNN còn thấp do còn nhiều địa phương chưa quan tâm phát triển GDNN; tâm lý xã hội sính bằng cấp, chưa coi trọng GDNN và tuyển sinh đại học đa dạng, dễ dàng tiếp tục là áp lực cho tuyển sinh GDNN thì năm 2021.
Ngoài ra, vấn đề chuẩn bị đào tạo, đào tạo lại nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 và đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp khi thực hiện thay đổi cơ cấu, công nghệ còn chậm; chưa có chính sách, cơ chế sử dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp tham gia vào công tác đào tạo các trình độ của GDNN.
“Kinh nghiệm thành công của nhiều quốc gia phát triển cho thấy, nhân lực có kỹ năng, nhất là những người có tay nghề cao có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần tạo ra năng suất lao động vượt trội, thúc đẩy tăng trưởng GDP và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thậm chí, lao động có kỹ năng được coi như đơn vị tiền tệ mới trong thị trường lao động toàn cầu. Các quốc gia phát triển trong khối G20, hay ở Châu Âu, điển hình như Cộng hòa liên bang Đức, dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực công nghiệp nặng và công nghệ cao với năng suất lao động vượt trội nhờ có 1 hệ thống đào tạo nghề tiên tiến và hiệu quả - mẫu hình để nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu và học tập.
Hay các nước phát triển khu vực Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay Singapore đều đã phát triển một hệ thống GDNN mang tầm thế giới - nền móng vững chắc giúp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ”, lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết.
Trước những yêu cầu đặt ra, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Dự thảo Chiến lược phát triển GDNN đến năm 2030 và định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là nhằm phát triển nhanh GDNN theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại và hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.
Trong đó, đến năm 2025, cơ bản đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho quốc gia đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại; chất lượng đào tạo của một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề bắt kịp trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%
Đến năm 2030, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả GDNN nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại; chủ động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế; một số trường bắt kịp trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35-40%.
Đến năm 2045, GDNN đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của một nước phát triển; trở thành quốc gia phát triển hàng đầu về GDNN trong khu vực ASEAN, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở nhiều lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.
Thời Vũ
Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng cao để bắt kịp xu hướng thế giới
Theo TS Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, trong bối cảnh thay đổi của công nghệ 4.0, hoạt động đào tạo cũng cần chuyển hướng để bắt kịp với xu hướng thế giới về việc làm và kỹ năng cho lực lượng lao động.