Thách thức đổi mới của doanh nghiệp Nhà nước
Chia sẻ tại hội thảo về chuyển đổi số doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức sáng 26/7,ểnđổisốdoanhnghiệpNhànướcKhôngphảichuyệndễdàsoi kèo psg vs rennes ông Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số (Hội Truyền thông số Việt Nam) cho hay, doanh nghiệp Nhà nước gặp một vấn đề rất lớn là các hành lang về quy định, không phải cứ muốn chuyển đổi số là làm được ngay.
Theo ông Nguyễn Trường Giang, việc chuyển đổi của doanh nghiệp Nhà nước thường phải nằm trong một khuôn khổ hạn hẹp, khó khăn. Vấn đề đào tạo, thể chế, khung pháp lý và cách thức chuyển đổi là rào cản và thách thức đầu tiên để chuyển đổi mô hình hoạt động của nhóm doanh nghiệp này.
“Để chuyển đổi số cho nhóm doanh nghiệp Nhà nước đã khó, thế nhưng việc chuyển đổi cách nghĩ, cách làm, cách hành động của doanh nghiệp Nhà nước lại là một thách thức tiếp theo. Với các doanh nghiệp Nhà nước, việc tuyển dụng hay sa thải nhân sự hay sắp xếp lại các bộ phận, phòng ban không hề dễ”, ông Giang nhận định.
Trong quá trình chuyển đổi số, việc chuyển đổi cách thức vận hành sẽ phát sinh số tiền đầu tư lớn. Với các doanh nghiệp Nhà nước, do có sự kiểm soát chặt chẽ về đầu tư nên các dự án không thể linh hoạt, nhanh chóng đáp ứng được thời cơ mà phải tuân thủ đúng quy định, khuôn khổ để đảm bảo không làm sai. Đây chính là thách thức của các doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình chuyển đổi số.
Chuyển đổi số phải có sự hình dung tổng thể. Tuy nhiên các doanh nghiệp Nhà nước đang bị ràng buộc trong các chỉ tiêu vừa tổng thể, vừa cụ thể, thậm chí kể cả những chỉ tiêu theo Nghị quyết. Do kết quả luôn phải đáp ứng theo những tiêu chí này nên đây cũng trở thành một loại rào cản.
Với quy mô lớn, mô hình phức tạp và định hướng phát triển theo sự chỉ đạo, việc hoạch định để giải các điểm nghẽn, xây dựng mô hình kiến trúc và tìm lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp Nhà nước thực sự là một vấn đề.
Viện trưởng Viện Chiến lược Chuyển đổi số cho rằng, cần phải cởi được các nút thắt và điểm nghẽn về mặt thể chế để tạo không gian chuyển đổi số cho doanh nghiệp Nhà nước.
“Muốn động thì tĩnh. Nếu những cái “tĩnh” như hành lang pháp lý, con người, thể chế được vận dụng một cách hiệu quả thì các doanh nghiệp Nhà nước có thể vận động rất nhanh”, ông Nguyễn Trường Giang khẳng định.
Giải bài toán chuyển đổi số doanh nghiệp Nhà nước
Theo ông Bùi Trung Thành, Giám đốc tư vấn chuyển đổi số khu vực miền Bắc Base Enterprise, 92% doanh nghiệp Việt có nhu cầu chuyển đổi số, nhưng 90% lại chưa hiểu về chuyển đổi số và 78% các doanh nghiệp không biết bắt đầu từ đâu.
Trong quá trình tư vấn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp Nhà nước, Base nhận thấy nhiều doanh nghiệp chưa có hệ thống quy trình mà chỉ đơn thuần làm việc theo thói quen. Doanh nghiệp Nhà nước thường hay sử dụng văn bản, giấy tờ, không chỉ lãng phí tài nguyên, điều này còn làm cản trở tốc độ vận hành doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp đã cải tổ nhưng họ đơn thuần chỉ dùng các nhóm chat, nhóm Zalo để phục vụ cho quá trình quản trị doanh nghiệp. Đây thực chất chính là những “nỗi đau” và bài toán cần giải trong quá trình chuyển đổi số các doanh nghiệp Nhà nước.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Tổng giám đốc Công ty CNTT VNPT cho biết, qua khảo sát của VCCI, đa phần khó khăn của các doanh nghiệp khi tiến hành chuyển đổi số là về mặt chi phí tiếp cận công nghệ. Đối với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn có tính chất đặc thù, việc chuyển đổi số cả hệ thống sản xuất có rào cản rất lớn về mặt kinh phí.
Theo Phó Tổng giám đốc Công ty CNTT VNPT, nhiều doanh nghiệp Nhà nước có tiền, sẵn sàng chuyển đổi số nhưng lại gặp phải một vấn đề khác là chưa biết bắt đầu từ đâu và chưa biết đi cùng ai. Với những tập đoàn, tổng công ty có hoạt động sản xuất đặc thù, ví dụ như sản xuất xi măng, để chuyển đổi số, họ phải gặp những đơn vị chuyên biệt trong lĩnh vực đó.
Trong câu chuyện chuyển đổi số doanh nghiệp Nhà nước, còn một vấn đề nữa là thay đổi thói quen. Nhận thức về chuyển đổi số hiện đã hình thành, tuy nhiên khó thay đổi hơn là thói quen của con người. Với những quy trình, công cụ mới, sau một thời gian vận hành, nhiều người lao động cảm thấy khó quá và có xu hướng “lách”, bỏ đi.
Chia sẻ về kinh nghiệm chuyển đổi số của chính doanh nghiệp mình, đại diện VNPT cho hay, do được tiếp cận khá sớm với CNTT, trong giai đoạn đầu, VNPT có rất nhiều hệ thống CNTT. Việc kết nối các hệ thống đó lại với nhau ở 63 tỉnh thành là một trở ngại lớn.
“Hệ thống CNTT nào cũng sẽ có những lỗi phát sinh, rồi cả việc thay đổi thói quen, công cụ lao động,... Đó là những gì chúng tôi đã trải qua. Bất kể doanh nghiệp nào có sự tương đồng với chúng tôi cũng sẽ phải trải qua câu chuyện này”, ông Kiên chia sẻ.
Ông Đoàn Hữu Hậu, Giám đốc Tư vấn Chuyển đổi số FPT Digital cho rằng, để giải bài toán chuyển đổi số doanh nghiệp Nhà nước, điều quan trọng nhất là phải chuyển đổi về tư duy, định hướng của doanh nghiệp. Cụ thể là phải đổi từ tư duy có gì bán nấy sang phục vụ theo nhu cầu của khách hàng.
Theo ông Hậu, những người đứng đầu các doanh nghiệp Nhà nước phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển đổi, thúc đẩy việc thay đổi quy trình hoạt động sang phương thức mới nhằm tăng năng suất.
Đồng thời, lãnh đạo của nhóm doanh nghiệp này cần sẵn sàng cởi mở để học thêm các ý tưởng mới, công nghệ mới, tinh giản các bước thực hiện và áp dụng công nghệ, từ đó dùng công nghệ để phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Còn một điều quan trọng khác, đó là các doanh nghiệp phải lắng nghe phản hồi để qua đó cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Thị trường máy tính Việt Nam phục hồi nhờ chuyển đổi sốBất chấp những khó khăn gặp phải trong thời gian gần đây, thị trường máy tính để bàn (PC) Việt Nam được dự đoán chuẩn bị bước vào giai đoạn hồi phục.(责任编辑:Thể thao)