WHO ghi nhận giai đoạn từ 2011 - 2015,ànămnóngnhấttronglịchsửkhítượkết quả vđqg pháp sự kết hợp giữa biến đổi khí hậu do con người gây ra và hiện tượng El Niño chính là căn nguyên của giai đoạn nóng nhất trong lịch sử khí tượng mà con người đang trải qua.
Kỷ lục nối tiếp... kỷ lục
Theo Tổng thư ký WMO, ông Michel Jarrraud cho biết tại một hội nghị ở Geneva gần đây, 2015 đã đánh dấu mức nhiệt độ cao kỷ lục.
"Tình trạng khí hậu toàn cầu trong 2015 sẽ tạo nên lịch sử bởi một số lý do. 2015 là năm nóng kỷ lục trên bề mặt đại dương kể từ khi các công tác quan trắc khí tượng bắt đầu. Có thể ngưỡng tăng 1 độ C sẽ sớm bị vượt qua. Đây chắc chắn là một tin xấu cho cả hành tinh", Jarrraud tuyên bố. Ngưỡng tăng 1 độ C ở đây được so sánh với thời kỳ tiền công nghiệp, khi quá trình theo dõi nhiệt độ trên quy mô toàn cầu bắt đầu từ 1850.
Sự nóng lên của Trái Đất đã tác động rất lớn tới nhiệt độ bề mặt đại dương. WMO cho biết, nước biển đã hấp thụ hơn 90% nguồn nhiệt năng tích lũy do biến đổi khí hậu gây ra. Phần lớn đến từ hoạt động sản xuất công nghiệp, quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch, đốt rừng của con người gây ra.
Để nhiệt độ Trái Đất không tăng quá mức 2 độ C vào 2040, nhân loại sẽ phải giảm đáng kể sự lệ thuộc vào nguồn năng lượng hoá thạch (than, dầu và khí đốt)
Cơ quan Khí quyển và Đại Dương Mỹ (NOAA) khẳng định, nhiệt độ đại dương tăng cao đã gây nên hiện tượng xoá sổ nhiều rặn san hô lớn trên thế giới. Quá trình "tẩy trắng" này đã bắt đầu xảy ra ở vùng biển Bắc Thái Bình Dương trong mùa hè 2014 và dần lan rộng tới Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trong 2015.
Hậu quả cận kề trước mắt
Trung Quốc năm nay đã trải qua một năm nóng nhất trong lịch sử vào khoảng thời gian tháng Mười, trong khi lục địa Châu Phi cũng đang phải chịu mức nhiệt độ khắc nghiệt lớn thứ hai trong lịch sử.
Mùa hè năm ngoái, đợt nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ đã cướp đi sinh mạng của hơn 2.500 người và năm nay vẫn tiếp diễn trầm trọng khiến hơn 1.100 người chết. Trong khi đó, Pakisstan cũng ghi nhận 2.000 trường hợp tử vong do nhiệt độ nhiều nơi tăng vọt lên mức 49 độ C vào mùa hè.
Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan đã xảy ra với quy mô và cường độ lớn trong năm nay
Đó là nắng nóng, trong khi đó những cơn mưa cũng "ướt át" bao giờ hết. Năm nay, các nhà khoa học ghi nhận nhiều trận mưa lịch sử tại miền Nam nước Mỹ, Mexico, Bolivia, Malawi, Zimbabwe, Mozambique. Còn nắng nóng thì hoành hành tại các bang miền Tây nước Mỹ, Trung Âu, Nga và Đông Nam Á.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng mạnh nhất của biến đổi khí hậu. Năm nay, đất nước chúng ta ghi nhận đợt mưa lịch sử xảy ra tại Quảng Ninh vào hồi tháng Bảy vừa qua. Thêm vào đó, tình trạng khô hạn tới cùng kiệt đã xảy ra tại nhiều nơi ở miền Trung - Tây Nguyên trong giai đoạn từ tháng Năm - tháng Chín. Mặc dù đã có mưa nhưng tình hình không được cải thiện nhiều và hứa hẹn sẽ tiếp tục tái diễn trong thời gian tới.
So sánh trung bình từ năm 1961 - 1990, các báo cáo cho thấy hiện tượng thời tiết đang ngày càng diễn biến một cách cực đoan hơn. Bão lũ, hạn hán và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác phát triển ngày càng nhiều với quy mô vô cùng lớn.
Bản đồ biến động nhiệt toàn cầu trong 2015, số vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn giai đoạn 1961 - 1990 chiếm tỷ lệ áp đảo
Cụ thể, WMO ước tính sơ bộ dựa theo dữ liệu đo từ tháng Một - tháng Mười cho thấy, mức nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu năm nay đã đạt 0,73 độ C so với trung bình giai đoạn 1961 - 1990. Bên cạnh đó, các nhà khoa học phát hiện rằng, nhiệt độ toàn cầu đã xấp xỉ đạt 1 độ C, vượt qua thời kỳ tiền công nghiệp (1880 - 1889).
Xét riêng trong giai đoạn từ 2011 - 2015, mức nhiệt độ toàn cầu tăng 0,57 độ C đã phá vỡ kỷ lục và vượt trên mức trung bình giai đoạn 1961 - 1990.
Ở Bắc Bán Cầu, nồng độ CO2 trung bình trong không khí lần đầu tiên vượt qua ngưỡng an toàn 400 ppm (phần triệu).
"Cậu bé" El Niño "nghịch ngợm" nhất năm nay
Biến đổi khí hậu đặc biệt được giúp sức bởi hiện tượng El Niño. Năm nay, El Niño được khẳng định có chu kỳ hoạt động mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Hậu quả của hiện tượng này khiến nhiệt độ Bắc Bắn Cầu trong mùa đông-xuân năm nay sẽ ấm hơn mọi năm (chưa rõ mức nhiệt độ thay đổi cụ thể).
So sánh mức tăng giảm nhiệt độ trong các năm qua kết hợp với El Nino và La Nina
Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, nền nhiệt độ trung bình trong các tháng cuối năm nay ở miền Bắc có xu hướng cao hơn trung bình hàng năm từ 0,5 - 1 độ C. Thậm chí vào những tháng chính đông như tháng 12, tháng 1 và 2/2016, nhiệt độ trung bình vẫn sẽ giữ ở mức cao hơn so với nhiều năm.
Nếu còn yêu thương Trái Đất, hãy hành động!
Báo cáo của WMO chỉ vừa được phát hành trước khi sự kiện trọng đại của nhân loại, Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu lần thứ 21 (COP 21) của Liên Hợp Quốc sẽ diễn ra vào tuần sau. Đây sẽ là hội nghị đánh dấu những nỗ lực quan trọng của nhiều nguyên thủ quốc gia trong việc tạo ra một bước ngoặt mới nhằm cắt giảm lượng khí thải nhà kính trước năm 2020.
Giáo sư Sir Brian Hoskins, chủ tịch Viện nghiên cứu Grantham ở ĐH Hoàng gia London (Anh), cho biết:"Nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã đạt mức kỷ lục và nhiệt độ toàn cầu cũng vậy. Đây là chỉ số đại diện cho vấn đề biến đổi khí hậu và chúng đã gióng lên một hồi chuông cấp bách gửi tới các nhà đàm phán tại Paris, nơi sẽ thực hiện một thỏa thuận có ý nghĩa đưa nhân loại tiến bước trên con đường giảm phát thải khí nhà kính và hạn chế biến đổi khí hậu".
Dự kiến, hội nghị COP 21 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 - 11/12 tại thủ đô Paris của Pháp. Mục tiêu chính của hội nghị sẽ là cùng nhau bàn thảo những vướng mắc và bất đồng của các cường quốc phát thải khí nhà kính, vai trò trách nhiệm của những nước phát triển và sự lên tiếng của các quốc gia đang phát triển phải gánh chịu tác động của biến đổi khí hậu.
(责任编辑:Cúp C2)