您现在的位置是:Thể thao >>正文

Ca bệnh rất hiếm: Thai phụ phình buồng trứng cực lớn sau tiêm 5 mũi thuốc_trận đấu sanfrecce hiroshima

Thể thao2917人已围观

简介Ngày 4/11, đại diện Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) cho biết, nơi đây vừa cứu sống hai mẹ con sản phụ gặp ph ...

Ngày 4/11,ệnhrấthiếmThaiphụphìnhbuồngtrứngcựclớnsautiêmmũithuốtrận đấu sanfrecce hiroshima đại diện Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) cho biết, nơi đây vừa cứu sống hai mẹ con sản phụ gặp phải tình trạng rất đặc biệt, sau hành trình 8 tháng ròng rã.

Phình buồng trứng cực lớn đến mức chỉ nằm một chỗ

Bệnh nhân là chị B.T.H.N. (34 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, TPHCM). Theo tiền sử bệnh, lập gia đình hơn 1 năm mà chưa có con, vợ chồng chị N. đi khám để nhờ bác sĩ can thiệp hỗ trợ.

Sau nhiều tháng canh trứng nhưng vẫn thất bại, đến đầu tháng 3, bác sĩ quyết định tiêm 5 mũi thuốc kích thích trứng để làm IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung). Cuối cùng, người phụ nữ cũng đậu thai.

Tuy nhiên, khi thai ngày càng phát triển theo thời gian, chị N. thấy bụng mình ngày càng căng tức. Lúc thai 8 tuần, qua siêu âm, bác sĩ thấy hai buồng trứng của chị N. có quá nhiều nang noãn phát triển, kích thước to lên bất thường.

Ca bệnh rất hiếm: Thai phụ phình buồng trứng cực lớn sau tiêm 5 mũi thuốc - 1

Bệnh nhân N. (Ảnh: BV).

Đến khi thai được hơn 11 tuần tuổi, kích thước 2 buồng trứng của người phụ nữ đã lên đến 246mmx101mm và 200mmx69mm, khiến bụng chị luôn căng tức khó chịu. Bị thai nghén hành ói liên tục và do tình trạng quá kích buồng trứng, chị N. phải tạm nghỉ việc, chỉ nằm một chỗ tại nhà.

Gần 5 tuần sau, thai phụ phải nhập Bệnh viện Từ Dũ cấp cứu vì thấy khó thở nhiều, hạn chế vận động, 2 chân phù to. Chị N. được theo dõi tại khoa Phụ và khoa Hồi sức nhiều ngày để điều trị hỗ trợ và chăm sóc dinh dưỡng.

Buồng trứng 2 bên thời điểm trên vẫn tiếp tục to lên, nhưng chưa có biện pháp can thiệp triệt để. Sau khi xuất viện, tình hình bệnh của chị N. ngày càng nặng hơn, chân sưng to không thể vận động được, đi vệ sinh cũng cần người hỗ trợ.

Bụng chướng to lên tận xương ức làm thai phụ phải nằm đầu cao dần, cuối cùng gần như ngồi thở và phù toàn thân. Chị N. phải chịu đựng trong tình trạng vô cùng khó chịu này gần 12 tuần ròng rã.

Ngày 6/8, khi thai 25 tuần tuổi, chị N. phải cấp cứu lần 2 trong tình trạng khó thở dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe mẹ và bé. Sau 1 tuần can thiệp nhưng thấy tình trạng không thể kéo dài thêm, bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ quyết định phẫu thuật giảm áp lực ổ bụng, cắt lọc mô buồng trứng quá kích 2 bên của bệnh nhân.

Ca bệnh rất hiếm: Thai phụ phình buồng trứng cực lớn sau tiêm 5 mũi thuốc - 2

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật xử lý tình trạng quá kích buồng trứng cho bệnh nhân (Ảnh: BV).

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Vương Đình Bảo Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện, việc phẫu thuật nhằm hy vọng cải thiện tình trạng quá kích buồng trứng ở mức độ trầm trọng rất hiếm thấy của thai phụ.

Ca bệnh "lần đầu tiên"

Ngày 13/8, trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ thấy rất nhiều dịch vàng trong bụng và hút ra hơn 10 lít. Bác sĩ Bảo Anh tiến hành cắt lọc mô buồng trứng quá kích 2 bên, sau đó may phục hồi và cầm máu kỹ buồng trứng, nhằm tránh nguy cơ xuất huyết trong thời gian hậu phẫu.

Ngày thứ nhất sau mổ, cơ thể chị N. tiếp tục tự đào thải thêm 10 lít dịch. Từ 65kg, chỉ sau một ngày bệnh nhân còn lại 45kg. Dù thấy người nhẹ hẳn, nhưng do nằm lâu một chỗ, nên thai phụ không thể ngồi dậy vận động được.

Những ngày sau đó, các bác sĩ vạch ra chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho chị N., khi Trưởng khoa Dinh dưỡng phải khám và lên thực đơn mỗi ngày cho mẹ con bệnh nhân. Song song đó, các chuyên viên vật lý trị liệu phải hỗ trợ chị N. tập luyện mỗi ngày 2 lần.

Đến đầu tháng 9 (tức sau mổ 4 tuần), chị N. hồi phục gần như bình thường. Nhưng vì tình trạng ảnh hưởng quá kích buồng trứng kéo dài khiến bệnh nhân bị rối loạn dinh dưỡng khó hồi phục, thai bắt đầu có tình trạng chậm tăng trưởng trong tử cung.

Ca bệnh rất hiếm: Thai phụ phình buồng trứng cực lớn sau tiêm 5 mũi thuốc - 3

Các bác sĩ mổ bắt con an toàn cho chị N. (Ảnh: BV).

Ngày 23/10, chị N. được cho nhập viện để mổ lấy thai vì khung chậu hẹp, thai hơn 36 tuần đã chậm tăng trưởng nặng, khiến sức khỏe mẹ suy kiệt. Ca mổ được Phó giám đốc Bệnh viện Từ Dũ trực tiếp tiến hành, bắt an toàn một bé gái cân nặng 2.100 gram.

Sau 2 ngày theo dõi ở khoa Sơ sinh, bé ổn định hô hấp và tim mạch, tự bú tốt, trong khi người mẹ cũng ăn uống bình thường, vết mổ khô. Đến nay, hai mẹ con chị N. đã xuất viện.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Bùi Thị Hồng Nhu, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Từ Dũ chia sẻ, quá kích buồng trứng là tình trạng xảy ra do đáp ứng quá mức của cơ thể với thuốc kích thích trứng hay sử dụng trong phác đồ điều trị vô sinh.

viện Từ Dũ đã từng ghi nhận các ca quá kích buồng trứng ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng đây là lần đầu tiên có một trường hợp phải thực hiện phẫu thuật.

"Ca này rất đặc biệt, nên bệnh viện cũng sẽ báo cáo để ghi nhận vào y văn thế giới", đại diện bệnh viện thông tin.

Tags:

相关文章



友情链接